Đàn Xã Tắc là một di chỉ quan trọng của người xưa. Theo các nhà khảo cổ học "nguyên tắc của khoa học khảo cổ, khi tìm được một số hiện vật, hoặc một bộ phận của kiến trúc có thể tạm kết luận về di tích được khai quật,...".
Nhưng những thông tin mà tọa đàm "Có nên bảo tồn đàn Xã Tắc" do Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức ngày 8/5 vừa qua cung cấp lại chưa đủ sức thuyết phục. Lý do cơ bản nhất là chúng ta thiếu nhiều thông tin khảo cứu về vấn đề này.
Vườn hoa đặt hòn đá chỉ di tích Đàn Xã Tắc đã được công nhận (trên phố Xã Đàn quận Đống Đa, Hà Nội).
1. Khảo sát thực tế
Trước đó ngày 5/5, nhóm khảo sát của Phòng NC Phong thủy Kiến trúc - Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị (UAI) - ĐHXD, bắt đầu tiến hành khảo sát khu đảo giao thông. Mục đích khảo sát nhằm xác định lại trường khí cũng như lăng mộ tại khu vực.
Qua đo đạc cho thấy: (1) Máy đo năng lượng cảm ứng phát hiện 1 điểm trường khí dương tại mép đảo giao thông, đồng thời hòn đá đang đặt có trường khí âm (âm khí), sẽ còn nhiều tranh cãi, sự cố giao thông nếu vẫn đặt hòn đá này ở đây; (2) Máy đo điện từ trường hiển thị trường khí ở mức 549~690Khz, trường khí dương cao là tốt. Xét về làm đường giao thông hay cầu vượt được hay không thì vấn đề quan tâm là: (1) Có phải đàn Xã Tắc hay không; (2) Khu vực có lăng mộ không; (3) Trường khí tốt không, có dễ xảy ra tai nạn không? Muốn trả lời câu hỏi đầu tiên, cần có thông tin rõ ràng về đàn Xã Tắc.
2. Quan niệm của phương Đông về Đàn Xã Tắc và luận giải ngôn ngữ của Đàn Xã Tắc
(1) Nguồn gốc thờ cúng đất đai
Đàn Xã Tắc thực chất là dùng để tế thần Đất và thần Ngũ cốc. Sùng bái thần Đất, có từ rất lâu đời, là một kiểu sùng bái tự nhiên. Thần Đất trước đây cũng được gọi là thần Xã, bởi "xã - là chủ của đất" ("Thuyết văn giải tự"). Đất lại liên quan trực tiếp đến mùa màng, nên việc sùng bái thần Đất, dần được biểu hiện ra thành thần Xã (thần Đất) và thần Tắc (thần Ngũ cốc).
Theo "Hiếu kinh thụ thần khế": Xã là chủ của đất, Tắc là chủ của ngũ cốc... Đất đai rộng lớn, không thể cung kính hết, nên quây một phần đất, làm lễ để báo công. Người xưa cho rằng, đất có linh hồn, hỷ, nộå, ái, ố của đất sẽ ảnh hưởng đến mùa màng bội thu, nên cần phải làm lễ hiến tế và cầu xin thần Đất.
Về sau, con người còn liên hệ giữa thần Đất với thần bảo vệ, cũng như thần giữ của, coi thần Đất là thần bảo vệ quốc gia. Khi lập kinh đô, hay lập nước, đều cần lập "Xã" cho thần Đất. Thần Xã có một vị trí khá quan trọng, Xã Tắc đã diễn biến thành từ hàm chỉ quốc gia.
Xét về từ ngữ, Xã là từ ghép của "thờ cúng" và "đất", cho thấy Xã chính là sự sùng bái thần Đất, nhưng trong Giáp cốt văn chỉ dùng chữ Đất. Bên cạnh đó, Xã còn tượng trưng cho binh đao, chinh chiến nên trước khi xuất binh cần làm lễ tế ở Xã.
(2) Tham khảo nguyên tắc quy hoạch và thiết kế kiến trúc Đàn Xã Tắc theo lối: "Tả Tổ hữu Xã", hay "Tả Tông hữu Tắc" dựa theo quy định trong "Chu Lễ", đàn Xã Tắc ở bên phải Hoàng thành, tức ở phía Tây. Tổ và Xã đều tượng trưng cho quyền lực của Nhà nước phong kiến, chỉ sử dụng vào thời gian quy định của triều đình cũng như trường hợp đặc biệt như xuất binh,...Đàn Xã Tắc được quy định đặt bên phải, đối xứng với Thái Miếu.
Cùng tế thần đất và tổ tiên, nhưng thần đất vẫn ở vị trí cao hơn, đồng thời đều "nằm trong thiên địa". Vậy tại sao lại là "Tả Tổ hữu Xã", cũng cần đi sâu hơn. Có quan niệm cho rằng đất là mẹ, Xã Tắc thờ cúng thần đất (mẫu hệ) bên phải, còn Thái miếu là thờ cúng tổ tiên (phụ hệ).
Có thể thấy, Xã Tắc thờ mẹ là âm - bên phải (Bạch Hổ), Thái Miếu thờ bố là dương - bên trái (Thanh Long). Theo quy hoạch vương thành ghi trong "Tượng nhân", khu Xã Tắc là một khu nhỏ bên ngoài cung cấm, kết hợp với Thái Miếu thành một trục, ở hai bên trái phải, tạo nên cách cục "Tả Tông hữu tắc". Bản thân vị trí của đàn Xã Tắc đã được mô tả khá rõ ràng.
Nguyên tắc 1, nguyên tắc 2.
Lời bàn 1: Quy tắc thiết kế "Tả Tông hữu Tắc", "Tả Tổ hữu Xã": Thái Miếu bên trái, Xã Tắc bên phải.
Di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng khá xa cung cấm, không cân xứng với Thái Miếu. Theo các nhà khảo cổ: "Đàn Xã Tắc bố trí ở bên ngoài Kinh thành, là một điểm khác biệt hoàn toàn của đàn Xã Tắc Thăng Long". Có thể tạm đặt câu hỏi: Thứ nhất, bố trí đàn ở bên ngoài, xa cổng thành có hợp lý không khi bị đánh úp bất ngờ? Chiến thuật quân sự, hay thuật ngữ ngày nay là "an ninh" không được đảm bảo, là điều tối kỵ.
Vua Lý Thái Tông vốn tinh thao lược, giỏi dùng binh, sao lại sơ suất như vậy? Thứ hai, lập đàn Xã Tắc bên ngoài kinh thành, thì có phải là cúng tế cho xã tắc non sông? Đồng thời lại phạm vào nguyên tắc "Tả Tông hữu Tắc", cũng như "Xã Tắc ở bên trong cửa ngoại, bên ngoài cửa trung" trong kiến trúc cung đình.
Thứ ba, tài liệu sử học ("Việt Nam những sự kiện lịch sử") cũng khá mâu thuẫn: năm 1048 "lập đền Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng", nhưng mãi đến năm 1072 mới "xây cửa Trường Quảng", và sau đó hàng trăm năm, đến 1284 "đất ở Xã Đàn (phía Nam) kinh thành bị nứt". Rõ ràng sử liệu ghi "Xã Đàn (phía Nam) kinh thành", mà lại khẳng định "ngõ Xã Đàn đi ngay dưới chân của Đàn Xã Tắc cổ là thông tin chính xác".
Nguyên tắc 1. "Thái Miếu bên trái, Xã Tắc bên phải. Nằm trên một trục cân đối".
3. Cấu trúc kiến trúc cụ thể của đàn tế Xã Tắc:
Cần phân biệt, đàn Xã Tắc là chỉ cả quần thể kiến trúc đàn, còn đàn tế Xã Tắc là đàn đất ngũ sắc ở giữa. Xét thêm một nguyên tắc về tính "an ninh" để soi vào một nguyên tắc "Bên trong cửa ngoại, bên ngoài cửa trung?". Đó chính là tôn trọng cung kính bề trên (thần) và thân thiết người nhà (tổ tiên). Cũng như với tổ tiên, sao không đặt trong cửa trung?
Vì cung kính mà không thể mạo phạm. Giải thích khá rõ ràng, không đặt trong cung vì sợ tỏ ra bất kính. Nhưng người xưa nói đặt ở "trong thiên địa" và "trong cửa ngoại, ngoài cửa trung" là ở đâu? Đó chính là bên ngoài cửa Ngọ môn, bên ngoài cung cấm, nhưng ở trong thành. Vậy nếu trong thành thì có thể ở đâu?
Nguyên tắc 2. "Xã Tắc ở bên ngoài cung cấm, bên trong thành"
Lời bàn 2: Quy tắc thiết kế "Xã Tắc ở bên ngoài cung cấm, bên trong thành". Xem kiến trúc đàn Xã Tắc Cố Đô Huế cũng sẽ thấy điều này. Do đó đàn Xã Tắc thực tế phải ở bên phải ngay ngoài cửa Ngọ Môn, hay Đoan Môn; còn Thái Miếu bên trái đối xứng với Xã Tắc. Đoan môn chính là cửa Nam của cấm thành (vị trí cột cờ hiện nay). Trong khi đó, di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng nằm hẳn ngoài cửa thành.
Đàn tế (đàn đất ngũ sắc) hình vuông. Mặt đàn gồm ba tầng hình vuông, cắt từ đá trắng.
Lời bàn 3: Kiến trúc nền móng đàn tế Xã Tắc: nền đá 3 tầng, mặt đàn gồm ba tầng hình vuông, cắt từ đá trắng. Trong khi đó, khảo cổ cho thấy di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng có nền đất.
Nguyên tắc 3 "Kiến trúc: Nền đá"
Bên trên để năm loại đất: Đông - xanh, Nam - đỏ, Tây - trắng, Bắc - đen, ở giữa - vàng. Trước khi làm lễ một hôm, cần rải lại lớp đất này. Có thể thấy đàn Xã Tắc để lộ thiên.
Lời bàn 4: Hiện vật của đàn tế Xã Tắc: bên trong có đất ngũ sắc, để trống lộ thiên, nên không có mái, không có gạch lát, hay ngói. Trong khi đó, khảo cổ cho thấy di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng có "hệ thống ngói nhiều loại", "lớp đất mặt có màu nâu đen lẫn nhiều gạch ngói",...
Nguyên tắc 4. "Hiện vật: Bên trong là đất ngũ sắc. Lộ thiên - không mái che".
Nguyên tắc 4
5. Các đặc điểm khác của Đàn Xã Tắc theo sử liệu, và khảo sát thực tế
Nguyên tắc 5 : Rộng, dài ra sao
Nguyên tắc 5.
Các kiến trúc cung đình đều có trục trung tâm, là trục chính của kiến trúc, đi giữa qua kiến trúc, một phần đường đi sẽ đi qua, chứ không phải trục đường đi, cần phân biệt rõ. Đường Hoàng đế đi vào tế lễ, sau khi đi qua Ngọ Môn, sẽ khác hẳn trục trung tâm của kiến trúc.
Trục trung tâm này qua các thời kỳ cũng không thay đổi, trừ phi đào xây mới nền móng kiến trúc. Nghiên cứu khảo sát ngay cung đình Huế cũng nhận thấy điều này. Đây là kiến thức khoa học trong phong thủy về kiến trúc cung đình, không phải tâm linh huyền bí. Các đình, chùa, cung đình hay nhà thờ xây dựng đều có đặc điểm này.
Lời bàn 6: Trục trung tâm không phải đặc điểm riêng của đàn Xã Tắc. Các kiến trúc cung đình đều có trục trung tâm. Trong khi đó, khảo cổ cho thấy di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng có hai đường đi gần nhau, lại chỉ đi qua cạnh kiến trúc, không đi thẳng vào giữa, không tạo trục trung tâm, không có đối xứng thì đây không phải kiến trúc cung đình quan trọng, ít nhất xét về mặt phong thủy, hay văn hóa.
Nguyên tắc 6. "Kiến trúc cung đình đều có trục trung tâm. Khác với đường đi"
Nguyên tắc 6.
Lời bàn 7: "Gạo" không phải đặc điểm riêng của đàn Xã Tắc. Đồ tế lễ của đàn tế Xã Tắc có rất nhiều như gạo, đỗ, lợn, dê, ngọc,... Hoàng thành khai quật cũng tìm thấy hạt gạo, do đó hạt thóc gạo Rọc Dền thấy được tại di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng không thể chứng minh được đàn Xã Tắc. (??!)
Nguyên tắc 7. "Đồ tế lễ: Rất phong phú. Gạo tìm thấy ở nhiều nơi"
Nguyên tắc 7.
Lời bàn 8: "Hồ Xã Đàn - một thành phần không thể thiếu của đàn tế Xã Tắc" là không có cơ sở. Các sử liệu ("Chu Lễ", "Minh hội điển", "Đại Thanh hội điển",...) đều không nói về hồ trong kiến trúc đàn tế, hồ cũng không liên quan đến đàn tế Xã Tắc.
Sự khác biệt giữa đàn Xã tắc và di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng
Qua đối chiếu nguồn sử liệu tham khảo cũng như di chỉ thực tế đàn Xã Tắc Bắc Kinh ( có từ đời Minh- TQ), và đàn Xã Tắc Cố Đô Huế (từ đời Nguyễn) như đã phân tích ở trên, tạm liệt kê một vài thông số về vị trí, kiến trúc, quy mô,... đã thấy sự khác biệt quá lớn giữa nguyên tắc thiết kế kiến trúc Đàn Xã Tắc với thực tế di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng.
Quy mô, vị trí Qua hàng ngàn năm lịch sử, tuy các triều đại đều chú trọng đến đàn Xã Tắc, nhưng đáng tiếc là chỉ còn đàn Xã Tắc Bắc Kinh (Trung Hoa) được xây dựng vào thời Minh (có ý kiến cho rằng Đàn Xã Tắc nhà Lê được xây dựng có vẻ giống quy chế của nhà Minh) và đàn Xã Tắc Cố Đô Huế (Việt Nam) được lưu giữ một cách hoàn chỉnh nhất. Đây là căn cứ thực tế nhất để nghiên cứu về đàn Xã Tắc của người xưa bằng phương pháp so sánh tham chiếu. Qua các tư liệu cho thấy, các triều đại đều có những sửa chữa, nhưng quy mô và vị trí không có thay đổi lớn. Lời bàn 5: Đàn Xã Tắc Cố Đô Huế 2 tầng, tầng trên có cạnh dài 28m, tầng dưới 73m, rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, có thể là một sự khẳng định về chủ quyền, hay đã được xây rộng thêm sau này thì cần khảo cứu thêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đàn Xã Tắc Thăng Long xây theo mô hình thời Minh, và bé hơn, vậy kích thước phải bé hơn "cạnh dài 15.95m", tức bé hơn 254m2. Trong khi đó, khảo cổ cho thấy di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng có 3 nền móng cạnh nhau: Một nền hình vuông (gần 7m2); một nền chưa làm lộ hết (gần 5m2); một nền hình chữ nhật (trên 15m2). Vậy có quá bé so với quy mô đàn tế? |
Tiểu kết (1) Di chỉ Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng không thể là Đàn Xã Tắc, xét cả về vị trí, quy mô, kiến trúc, hiện vật,... (2) Trường khí dương, cơ bản tốt, có thể làm đường giao thông, hay cầu vượt. (3) Hòn đá tại đảo giao thông có trường khí âm, nên bỏ. Trên đây là những kết luận ban đầu, sau khi khảo sát thực tế và tra tìm sử liệu, nhằm cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng, để có những quyết định đúng đắn, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, và sự phát triển của đất nước. |
Phòng NC Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị (UAI) – ĐHXD