Đăng ảnh 3 nghi phạm ấu dâm lên mạng xã hội nên hay không?

Đăng ảnh 3 nghi phạm ấu dâm lên mạng xã hội nên hay không?

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 5, 16/03/2017 09:54

“Ấu dâm” đang là từ khóa hot, trên mạng xã hội facebook, đâu đâu cũng thấy chia sẻ ảnh của ba nghi phạm ấu dâm. Câu hỏi đặt ra là nên hay không nên chia sẻ ảnh?

Những ngày qua, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, chủ yếu xâm hại bé gái được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Chưa dừng lại ở đó, những người dùng mạng xã hội vì quá bức xúc đã vội vàng đăng tải, chia sẻ hình ảnh của ba người đàn ông bị coi là nghi phạm chính của ba vụ ấu dâm gây chấn động dư luận những ngày qua. Từ một tài khoản cá nhân, hình ảnh của ba nghi phạm cứ được lan truyền theo cấp số nhân.

Dậy sóng mạng - Đăng ảnh 3 nghi phạm ấu dâm lên mạng xã hội nên hay không?

Nhiều người dùng mạng những ngày qua liên tục chia sẻ hình ảnh của ba người bị coi là nghi phạm của ba vụ ấu dâm thời gian gần đây (Ảnh chụp màn hình).

Hầu hết, những người chia sẻ hình ảnh đều thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ, mong muốn ba nghi phạm phải bị trừng trị thích đáng càng nhanh, càng tốt. 

Chưa dừng lại ở đó, một bộ phận người dùng mạng xã hội facebook còn “săn lùng” ra thông tin cá nhân của cả ba nghi phạm. Họ cung cấp đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, nơi họ đang làm việc...Và chỉ trong vài thao tác, ba nghi phạm này đã được cả triệu người biết đến với sự miệt thị, khinh bỉ tột cùng. 

Bên cạnh đó, một câu hỏi cũng được nhiều người đặt ra là có nên hay không nên chia sẻ thông tin, hình ảnh của ba nghi phạm khi cả ba chưa bị truy tố chính thức.

Dậy sóng mạng - Đăng ảnh 3 nghi phạm ấu dâm lên mạng xã hội nên hay không? (Hình 2).

Theo luật sư Cường, khi đăng tải hình ảnh của người khác lên mạng mà chưa có sự đồng ý sử dụng sẽ bị xử phạt và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (Ảnh minh họa).

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện nhanh với luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết:

“Quyền hình ảnh là một trong những quyền nhân thân, quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và các văn bản luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn" (nằm trong Điều 21).

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật" (Điều 32 Bộ luật Dân sự).

Dậy sóng mạng - Đăng ảnh 3 nghi phạm ấu dâm lên mạng xã hội nên hay không? (Hình 3).

 Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ với PV.

Như vậy, theo quy định pháp luật thì sử dụng hình ảnh của người khác phải được người đó đồng ý. Nếu sử dụng hình ảnh người khác không được sự cho phép và có khiếu kiện thì người sử dụng hình ảnh của người khác sẽ bị xử phạt và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.

Mức bồi thường được pháp luật quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm.

Như vậy, với hành vi thu thập, sử dụng, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ...thông tin của người khác mà không được sự đồng ý của người đó thì người vi phạm có thể bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Cũng theo luật sư Cường, việc sử dụng hình ảnh của người khác để đăng tải trên mạng phải là trái với ý chí của người có hình ảnh, người chủ của hình ảnh đã yêu cầu dừng việc sử dụng mà vẫn cố tình sử dụng trái phép mới có căn cứ để xử phạt.

“Còn đối với những người sử dụng hình ảnh mà chưa xin phép, người có hình ảnh chưa có ý kiến phản đối, chưa khiếu kiện thì cũng không có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết”, luật sư Cường nhấn mạnh.

Cũng trong trường hợp một số người dùng mạng chia sẻ ảnh của ba nghi phạm ấu dâm trên, vị luật sư này cũng cho hay: “Người chia sẻ mà chưa kiểm chứng được tính xác thực của thông tin thì chỉ nên nhắc nhở, chưa đến mức phải áp dụng chế tài xử phạt”.

Xem thêm:

Xâm hại tình dục trẻ em: Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến lên tiếng

Nữ doanh nhân 9X được chọn làm đại sứ ‘Tiếng nói trẻ’ 2017 là ai?

Thanh Lam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.