"Đẳng cấp" như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại "chọc ghẹo" tàu chiến Mỹ

"Đẳng cấp" như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại "chọc ghẹo" tàu chiến Mỹ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 29/01/2021 09:43

Su-24 của Nga tiếp tục gây sốc khi nhắm mục tiêu tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở Biển Đen cách đây vài ngày.

Tiêu điểm - 'Đẳng cấp' như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại 'chọc ghẹo' tàu chiến Mỹ

Tu-95.

Trong gần 5 thập kỷ, Mỹ và các đồng minh coi Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất. Quy mô vũ khí khổng lồ và tinh vi của quân đội Liên Xô đã khiến nước này trở thành một trong những lực lượng hùng mạnh nhất trong lịch sử.

Rất may, chiến tranh trực tiếp giữa Liên Xô và các đối thủ NATO không bao giờ xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là nguy cơ xung đột cận kề chưa hề có. Quân đội Liên Xô và NATO luôn theo dõi sát sao nhau trên mọi mặt trận, đặc biệt là trên biển.

Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô duy trì một lượng lớn máy bay tuần tra, máy bay tác chiến chống tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược để theo dõi và nếu cần, có thể tấn công các đơn vị hải quân NATO trên khắp thế giới.

Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng một số loại máy bay đời cũ này vẫn còn trong biên chế của không quân và hải quân Nga.

Tupolev Tu-95

Có lẽ loại máy bay nổi tiếng nhất của Liên Xô có nhiệm vụ tuần tra và tấn công hàng hải là Tupolev Tu-95, còn được NATO định danh là Bear.

Tu-95 được đưa vào phục vụ không quân và hải quân Liên Xô vào năm 1956, thay thế cho Tu-4, một bản sao được thiết kế đảo ngược B-29 của Mỹ.

Tu-95 được nhớ đến nhiều nhất với các sứ mệnh xuyên lục địa và các cuộc thử nghiệm hạt nhân. Máy bay này đã thực hiện nhiều nhiệm vụ dọc theo biên giới NATO, buộc NATO phải liên tục cảnh giác.

Thời kỳ đầu phục vụ trong hải quân Liên Xô, Tu-95  có nhiệm vụ mang tên lửa tấn công các tàu mặt nước của đối phương ở xa bờ biển.

Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh tiếp tục, Tu-95 trở nên lỗi thời và được chuyển sang vai trò trinh sát và giám sát điện tử. Phiên bản này được gọi là Tu-142 Bear F/J .

Tu-142 tỏ ra khá hữu hiệu trong theo dõi tàu nổi và tàu ngầm, đồng thời hoạt động như một thiết bị chuyển tiếp thông tin liên lạc cho các tàu ngầm Nga.

Nhưng khả năng của Tu-142 vẫn còn hạn chế. Bởi quá cũ nên chúng thường xuyên gặp sự cố, đến nỗi toàn bộ đội bay đã được cho ngừng nhiệm vụ vào năm 2015. Máy bay này cũng ồn ào đến mức ngay cả tàu ngầm cũng có thể nghe thấy chúng trên đầu.

Tu-95 và Tu-142 sau Chiến tranh Lạnh được phục vụ trong không quân và hải quân Nga, với các nhiệm vụ đánh chặn ngoài khơi Alaska, California và Nhật Bản. Mặc dù tuổi tác đã lớn, cả hai máy bay đang được hiện đại hóa với hy vọng sẽ tiếp tục trong biên chế đến năm 2040.

Ilyushin Il-38

Tiêu điểm - 'Đẳng cấp' như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại 'chọc ghẹo' tàu chiến Mỹ (Hình 2).

Il-18 vào năm 1979.

Ilyushin Il-38 là mẫu thiết kế lại của Il-18, máy bay chở khách dân sự được chế tạo bởi cùng một công ty.

Nó được đưa vào phục vụ hải quân Liên Xô vào năm 1967 cho các nhiệm vụ tuần tra hàng hải và tác chiến chống tàu ngầm (ASW), tương tự như chiếc Lockheed P-3 Orion của Mỹ.

Il-38 có tầm bay tối đa khoảng 8000km, có thể mang theo khối lượng bom nặng tới 9 tấn, bao gồm cả tên lửa chống hạm hoặc ngư lôi. Giống như Tupolevs, Il-38 vẫn đang được sử dụng tại Nga. Kể từ thời Liên Xô, chúng đã được biết đến với các nhiệm vụ bay tầm thấp trên các tàu NATO.

Ấn Độ đã mua một số máy bay Il-38, cùng một số máy bay Tu-142, trong số các vũ khí lớn khác từ thời Liên Xô. Ấn Độ đã cho các máy bay Tu-142 nghỉ hưu nhưng vẫn sử dụng máy bay Il-38.

Giống như những người anh em Tupolev, Il-38 đang trong quá trình hiện đại hóa và đôi khi xuất hiện trong không phận xung quanh Alaska và Nhật Bản.

Tupolev Tu-22M

Tiêu điểm - 'Đẳng cấp' như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại 'chọc ghẹo' tàu chiến Mỹ (Hình 3).

Tu-22M.

Máy bay Liên Xô mang lại mối đe dọa lớn nhất trong các nhiệm vụ hàng hải có lẽ là máy bay ném bom Tu-22M. Được NATO gọi là Backfire, phiên bản Tu-22M3 có tốc độ bay tối đa 2300km/h. Khoang chứa vũ khí bên trong cho phép mang theo khối lượng 24 tấn.

Trong Chiến tranh Lạnh, Tu-22M3 được cho là sẽ đóng vai trò chính trong việc chống lại các tàu mặt nước của NATO, đặc biệt là tàu sân bay. Chúng được trang bị tối đa 3 tên lửa Kh-15 hạt nhân hoặc tên lửa thường, hoặc tối đa 10 tên lửa Kh-22.

Các chiến dịch chống lại các tàu sân bay có sự tham gia lên đến 100 chiếc Tu-22M3 và Tu-16, mang theo 80 tên lửa - một số trong đó có đầu đạn hạt nhân - trong khi các máy bay khác hành động như mồi nhử.

Tu-22 cũng tham chiến trong năm cuối cùng của Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan. Chúng vẫn phục vụ trong quân đội Nga sau khi Liên Xô tan rã. Một chiếc bị phòng không Gruzia bắn hạ trong Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008.

Máy bay này thường được sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tra ở châu Âu và châu Á và được chứng kiến một lần nữa trong thời gian Nga can thiệp vào cuộc chiến Syria.

Các nỗ lực hiện đại hóa đã mang lại cho Tu-22M3 khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nâng tầm hoạt động. Nga cũng đã cung cấp cho máy bay ném bom một loạt tên lửa mới, bao gồm Kh-101, Kh-55 và Kh-32. Ngoài ra, tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal cũng đang được phát triển.

Sukhoi Su-24

Tiêu điểm - 'Đẳng cấp' như Nga, máy bay cũ vẫn không ngại 'chọc ghẹo' tàu chiến Mỹ (Hình 4).

Ra đời vào những năm 1970 nhưng Su-24 vẫn ở tuyến đầu chống lại kẻ thù. 

Su-24 là máy bay ném bom và đánh chặn hoạt động trong mọi thời tiết, với một số biến thể trong vai trò trinh sát. Su-24 được cả không quân và hải quân Liên Xô sử dụng.

Su-24 thường hoạt động với các nhiệm vụ gần bờ. Đối với các nhiệm vụ hàng hải, Su-24 có thể mang 3 tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-31, những tên lửa này cũng có khả năng khóa chặt các hệ thống radar của đối phương.

Trong biên chế của Nga, các máy bay Su-24 đã thực hiện các hoạt động ném bom ở Afghanistan, Chechnya, Georgia và Syria, với ít nhất 5 chiếc bị đối phương tấn công. Sáu quốc gia khác cũng đang sử dụng mẫu máy bay này.

Giống như máy bay ném bom và máy bay tuần tra, Su-24 vẫn ở tuyến đầu chống lại NATO và đã không ít lần “tạt đầu” các tàu của Mỹ.

Vào tháng 4/2014, một chiếc Su-24 đã bay cách khu trục hạm USS Donald Cook của hải quân Mỹ chỉ tầm 1.000 mét và ở độ cao 500 mét khi tàu này đang ở vùng biển quốc tế ở Biển Đen. Một năm sau, hai chiếc Su-24 bay cách khu trục hạm USS Ross chỉ 550 mét và độ cao 200 mét trong cùng khu vực.

Tại Biển Baltic vào năm 2016, hai chiếc Su-24 bay vòng quanh tàu USS Donald Cook trong một cái gọi là "sơ đồ tấn công mô phỏng". Đoạn video ghi lại cho thấy máy bay nhiều lần bay qua khu trục hạm chỉ với khoảng cách 30m. Trong năm 2017 và 2018, các tàu hải quân Anh, Bỉ và Hà Lan cũng đã nhiều lần giáp mặt với Su-24.

Hôm 23/1, khi tàu USS Donald Cook tiến vào Biển Đen, Nga đã huy động 6 máy bay theo sát, bao gồm các cặp máy bay chiến đấu Su-27, Su-30SM và Su-24M.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.