Đắng lòng "thủ phủ" mía Ninh Thuận

Đắng lòng "thủ phủ" mía Ninh Thuận

Phạm Ngọc Duy Quân

Phạm Ngọc Duy Quân

Thứ 7, 15/09/2018 08:21

Niên vụ mía 2018 - 2019 tại Ninh Thuận sắp bước vào thời kỳ thu hoạch. Thế nhưng, hàng trăm hecta mía vẫn đang "chết khát", nông dân bỏ trắng đồng vì nếu tiếp tục chăm sóc sẽ cầm chắc thua lỗ.

Ninh Thuận: Một mùa mía “khét”

Vùng đất Quảng Sơn (huyện Ninh Sơn) được xem là một “thủ phủ” mía của tỉnh Ninh Thuận và khu vực các tỉnh phía Nam. Nông dân ở đây đã bao đời gắn bó và làm giàu từ cây mía. Thế nhưng, thời gian gần đây, nông dân xã Quảng Sơn lại không còn mặn mà với cây mía, nhiều hộ đã bỏ mía chuyển sang trồng sắn (khoai mì).

Trong tổng số 3.300 ha đất sản suất nông nghiệp thì xã Quảng Sơn đã có hơn 2.300 ha trồng mía. Sản lượng bình quân hằng năm từ 50 - 55 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, trong niên vụ 2018-2019, nông dân tại đây đã chuyển 700 ha sang trồng khoai mì.

“Cây mía bây giờ đã không còn đem lại lợi nhuận cao như ngày xưa, giá mía thì bấp bênh nên gia đình tôi đã chuyển 3 ha trồng mía sang trồng khoai mì”, ông Trần Thiên Hoàng (ngụ thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn) buồn bã cho biết.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận
Dù mía đã gần thu hoạch nhưng phần lớn diện tích mía tại đây sinh trưởng rất kém, lá héo vàng, xơ xác. Cây mía cao chưa đến 1m, thân mía không có lóng...
Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 2).

Ông Nguyễn Hữu Mạnh Phùng, ngụ thôn Triệu Phong 2, xã Quảng Sơn cho biết: “Vào thời gian này năm trước, cây mía đã phát triển rất tốt, có nhiều hộ cũng đã chuẩn bị thu hoạch vào tháng 10 và 11. Nhưng, năm nay hầu hết các ruộng mía đều cùng chung cảnh ngộ là khô cháy, mía phát triển kém”.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 3).

Theo phản ánh của nhiều nông dân, nguyên nhân chính làm cho bà con không còn mặn mà với cây mía không chỉ do hạn hán mà nguyên nhân sâu xa hơn là do các chính sách về giá thu mua, cung ứng phân bón.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 4).

Ông Đặng Đức Minh, thôn Triệu Phong 2, bức xúc nói: “Những năm trước, công ty đều ký hợp đồng với giá thu mua là 860 nghìn đồng/tấn mía cây đạt 10 chữ đường, cho nên bà con rất yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, năm nay, công ty này lại đưa ra hình thức thu mua mỗi tấn mía cây đạt 10 chữ đường quy đổi bằng 60 kg đường thành phẩm, với giá từ 10.000 - 11.000 đồng/kg. Nếu như thế, nông dân cầm chắc thua lỗ”.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 5).

Ông Lê Văn Ẩn, thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn cầm trên tay những cây mía đã chết khô tâm sự: “Cây mía sau khi thu hoạch chở về nhà máy phải nằm phơi nắng, sương vài ba ngày rồi công ty mới cho công nhân đi lấy mẫu để đánh giá chữ đường thì làm sao đạt được 10 chữ đường như mong muốn?! Để bảo đảm công bằng về việc này, chúng tôi rất mong có một đơn vị đo, đánh giá chữ đường độc lập, có như vậy nông dân mới hy vọng không bị thua thiệt”.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 6).

Trước tình cảnh nông dân từ bỏ 700 ha trồng mía sang trồng khoai mì và các loại cây khác, UBND xã Quảng Sơn đã có kiến nghị lên huyện về việc tạm dừng triển khai mô hình “Cánh đồng lớn” trên 180 ha với 65 hộ đăng ký tham gia, vì không bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Tiêu dùng & Dư luận - Đắng lòng 'thủ phủ' mía Ninh Thuận (Hình 7).
Nông dân Ninh Thuận lâm cảnh khó khăn chồng chất vì mía.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.