Ly thân được coi là giai đoạn "chuyển tiếp" giữa cuộc sống vợ chồng và ly hôn. Chấp nhận duy trì một cuộc hôn nhân đã tàn úa, chấp nhận tình trạng tự do về tình cảm, tình dục của đối phương khi tình yêu đã hết có vẻ như đang là xu thế của nhiều gia đình hiện đại. Thế nhưng, liệu với cuộc sống như thế, họ sẽ mất gì khi vẫn bị vướng bởi cái tiếng "vợ chồng"?
Khi tổ ấm rã rời
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo và anh Trần Kim Tấn (ngụ quận 10, TPHCM) đã ly thân được 3 năm nay. Lý do, ngày trước lấy nhau do hai bên gia đình giới thiệu, chưa kịp tìm hiểu, đến khi lấy thì mới phát hiện ra hai tâm hồn quá khác xa. Sinh đứa con trai cho nhà chồng có cháu đích tôn, chị Thảo tưởng rằng từ đây mình sẽ nhẹ nợ, có thể bàn đến chuyện ly thân để giải thoát cho nhau nhưng chị đã quá lầm lẫnvì chính đứa con là sự ràng buộc lớn nhất. Yêu con, xót lòng không muốn xa con là một nhẽ, lại thêm gia đình chồng, gia đình chị làm áp lực quá mạnh, khiến cả hai không còn cơ hội mở lời trình bày đến chuyện ly hôn với hai bên gia đình. Ly thân là giải pháp hợp lý nhất.
Ảnh minh họa
Cả hai thoả thuận với nhau, mỗi người tự lo cuộc sống riêng, tự có mối quan hệ riêng, thậm chí cả... bạn tình riêng, chỉ yêu cầu chung là phải cùng có trách nhiệm với con và đủ kín đáo để hai gia đình không biết mà phản ứng.
Bất ngờ xảy ra khi em chồng chị Thảo tình cờ bắt gặp chị cặp kè với người tình tại một khu nghỉ mát. Căm giận giùm anh trai, cô em chồng âm thầm thuê thám tử rình chụp những bức ảnh ngọt ngào của hai người, sau đó đem đến tố với gia đình chị Thảo. Cuối cùng, cả hai vợ chồng phải thú thật với hai bên gia đình tình trạng thực của họ từ ba năm nay. Tuy nhiên, hai bên gia đình vẫn nhất quyết bắt vợ chồng họ chấm dứt các cuộc tình sai trái, quay về sống với nhau đàng hoàng chứ không chấp nhận chuyện ly hôn.
Không còn yêu nhau, đã ly thân, nhu cầu được chia sẻ, yêu thương với một nười khác ngoài vợ/ chồng mình là chuyện thường có. Anh Hà Quang, nhân viên IT, làm việc tại quận 3, TPHCM chia sẻ: "Mình là con người mà, phải có nhu cầu được yêu thưong, được săn sóc chứ. Nên vợ chồng mà ly thân lâu, gắn bó với người khác cũng là chuyện bình thường. Nói thật từ khi ly thân với vợ, năm 2008 tới nay, tôi đã trải qua đến ba mối tình. Cũng có rung động, cũng có thích thú, nhưng xác định là không đi đến đâu, vì giờ có ba mặt con, cũng trung niên rồi, ngán làm lại lắm. Nên cô nào chấp nhận được tình trạng "yêu chơi" thì bên nhau, không thì thôi. Mà bạn gái tôi cũng toàn những người tư tưởng thoáng, đang ly thân hoặc không thích ràng buộc gia đình. Tôi biết vợ cũng có những mối quan hệ bên ngoài, nhưng vợ chồng không yêu nhau nữa nên thấy đó là chuyện bình thường. Bạn bè tôi cũng vài trường hợp như vậy".
Đừng coi thường hệ luỵ!
Anh Nguyễn Thanh Hải, ngụ quận Tân Bình, TPHCM đã ly thân với vợ được hơn 3 năm. Anh Hải là một người khá giàu có, cha mẹ anh kinh doanh chuỗi khách sạn, là con trai út, khi cưới vợ anh được chia cho hai khách sạn nằm ngay mặt tiền một con đường lớn để vợ chồng kinh doanh, sinh sống. Lấy nhau được 10 năm, có với nhau một đứa con gái thì anh và vợ đều thấy hết tình cảm với nhau.
Trong khi anh Hải quảng giao, vui vẻ thì chị Nguyễn Thị Vân Thư, vợ anh lại khép kín, tính tình có phần khó chịu. Họ thống nhất ly thân vì cũng chưa ai có người khác, sống ly thân chỉ vì hết tình cảm, cùng nuôi con và duy trì gia đình ổn định. Chuyện này, gia đình hai bên đều biết.
Không còn yêu nhau, đã ly thân, nhu cầu được chia sẻ, yêu thương với một nười khác ngoài vợ/ chồng mình là chuyện thường có. Anh Hà Quang, nhân viên IT, làm việc tại quận 3, TPHCM chia sẻ: "Mình là con người mà, phải có nhu cầu được yêu thưong, được săn sóc chứ. Nên vợ chồng mà ly thân lâu, gắn bó với người khác cũng là chuyện bình thường. Nói thật từ khi ly thân với vợ, năm 2008 tới nay, tôi đã trải qua đến ba mối tình. Cũng có rung động, cũng có thích thú, nhưng xác định là không đi đến đâu, vì giờ có ba mặt con, cũng trung niên rồi, ngán làm lại lắm. Nên cô nào chấp nhận được tình trạng "yêu chơi" thì bên nhau, không thì thôi. Mà bạn gái tôi cũng toàn những người tư tưởng thoáng, đang ly thân hoặc không thích ràng buộc gia đình. Tôi biết vợ cũng có những mối quan hệ bên ngoài, nhưng vợ chồng không yêu nhau nữa nên thấy đó là chuyện bình thường. Bạn bè tôi cũng vài trường hợp như vậy".
Đừng coi thường hệ luỵ!
Anh Nguyễn Thanh Hải, ngụ quận Tân Bình, TPHCM đã ly thân với vợ được hơn 3 năm. Anh Hải là một người khá giàu có, cha mẹ anh kinh doanh chuỗi khách sạn, là con trai út, khi cưới vợ anh được chia cho hai khách sạn nằm ngay mặt tiền một con đường lớn để vợ chồng kinh doanh, sinh sống. Lấy nhau được 10 năm, có với nhau một đứa con gái thì anh và vợ đều thấy hết tình cảm với nhau.
Trong khi anh Hải quảng giao, vui vẻ thì chị Nguyễn Thị Vân Thư, vợ anh lại khép kín, tính tình có phần khó chịu. Họ thống nhất ly thân vì cũng chưa ai có người khác, sống ly thân chỉ vì hết tình cảm, cùng nuôi con và duy trì gia đình ổn định. Chuyện này, gia đình hai bên đều biết.
Tuy nhiên, một năm trở lại đây thì anh bắt đầu có tình cảm với em gái một người bạn, làm giáo viên tại Tân Phú. Khi hai người đi lại với nhau công khai, anh Hải đã mua một căn nhà để họ cùng nhau sinh sống, đón đứa con sắp chào đời, trong khi xúc tiến các thủ tục ly hôn với vợ. Anh nghĩ vợ mình cũng sẽ đồng ý dễ dàng vì họ đã thoả thuận thế từ trước. Tuy nhiên, đến lúc này, chị Thư lại nghe bạn bè xúi, chê trách chị dại dột, vì chị mà ly hôn thì của cải chẳng có là bao, bao nhiêu tiền bạc thuộc về tay "cái con đó". Thế là chị bỗng dưng đổi ý, không chịu ly hôn mà còn làm ầm lên, đòi kiện cô người yêu của chồng tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp- Đoàn Luật sư TPHCM - cho biết, theo quy định của Điều 147 BLHS về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, trường hợp đã có gia đình, hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người khác (thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng (làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát), hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy, ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang có rạn nứt về tình cảm, trong giai đoạn nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, một khi đã xác định không còn tình cảm với nhau, nhất là đã có người khác, thì nên có sự thẳng thắn, dũng cảm để đi đến quyết định cuối cùng. Đừng để tình trạng "tình trong, tình ngoài" diễn ra song song, khiến tổn thương những người chung quanh và đặc biệt là có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp- Đoàn Luật sư TPHCM - cho biết, theo quy định của Điều 147 BLHS về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, trường hợp đã có gia đình, hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người khác (thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng (làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát), hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy, ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang có rạn nứt về tình cảm, trong giai đoạn nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, một khi đã xác định không còn tình cảm với nhau, nhất là đã có người khác, thì nên có sự thẳng thắn, dũng cảm để đi đến quyết định cuối cùng. Đừng để tình trạng "tình trong, tình ngoài" diễn ra song song, khiến tổn thương những người chung quanh và đặc biệt là có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Theo
Ngọc Mai (
Pháp luật Việt Nam)