Đằng sau việc Mỹ bất ngờ thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc

Đằng sau việc Mỹ bất ngờ thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 25/09/2018 21:00

Mỹ đang tìm cách thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hủy cuộc đàm phán quân sự song phương để phản đối quyết định hồi tuần trước của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan tới việc Trung Quốc mua vũ khí của Nga.

Mỹ phải có mối quan hệ với Trung Quốc và điều này được Ngoại trưởng hai nước nhất trí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh hôm 24/9.

Trước đó, ngày 22/9, Trung Quốc đã tuyên bố hủy vòng đàm phán thương mại mới với Mỹ.

Tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Mattis đã tới Trung Quốc nhằm thúc đẩy đối thoại quân sự với Bắc Kinh, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Ngày 22/9, bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này đã hủy kế hoạch thăm Mỹ của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, sau khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh do đã hợp tác quân sự với Nga, đồng thời hủy cuộc đàm phán giữa các quan chức quân đội Mỹ và Trung Quốc theo kế hoạch dự kiến diễn ra vào tuần tới tại Bắc Kinh.

Tiêu điểm - Đằng sau việc Mỹ bất ngờ thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc

Mỹ đang tìm cách thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc. Ảnh minh họa

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lưu ý, quân đội nước này có quyền tiến hành các biện pháp đáp trả hơn nữa.

Trong khi đó, tại Lầu Năm Góc, Trung tá quân đội Mỹ Dave Eastburn khẳng định, quân đội Mỹ đã nhận được thông tin rằng ông Thẩm Kim Long sẽ không gặp Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson.

Trước đó, bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố trừng phạt cục Phát triển Trang bị thuộc bộ Quốc phòng Trung Quốc và Cục trưởng Lý Thượng Phúc vì đã mua các tiêm kích Su-35 và tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Quyết định của Mỹ được ban hành theo đạo luật Chống đối thủ thông qua cấm vận (CAATSA). Đây là lần đầu tiên Washington áp dụng CAATSA để trừng phạt một quốc gia vì giao dịch với Nga. Giới chức Mỹ cho biết họ có thể cân nhắc thực hiện hành động tương tự đối với các quốc gia mua tiêm kích và tên lửa Nga.

Điện Kremlin phản đối lệnh cấm của Mỹ, cáo buộc Washington muốn "bóp nghẹt các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực buôn bán vũ khí toàn cầu", đồng thời cho rằng hành động này làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.