“Đánh rắn không đánh dập đầu”, tham nhũng lúc nào cũng rập rình nguy cơ quay trở lại

“Đánh rắn không đánh dập đầu”, tham nhũng lúc nào cũng rập rình nguy cơ quay trở lại

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 4, 06/05/2020 06:28

Chống tham nhũng - “giặc nội xâm” cần như tinh thần “chống dịch” Covid-19. Nếu“đánh rắn không đánh dập đầu”, tham nhũng lúc nào cũng rập rình nguy cơ quay trở lại.

Ngày 3/5 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông cáo về kỳ họp 44. Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao đứng đầu một số địa phương và tướng lĩnh quân đội. Mức thi hành kỷ luật với mức cao nhất, đó là khai trừ ra khỏi Đảng. Điều này cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng đang có những chuyển biến tích cực và ngày càng quyết liệt.

Lâu nay, nhìn nhận về vấn đề tham nhũng, nhiều ĐBQH vẫn thẳng thắn gọi tên là “giặc nội xâm”, là một thế lực thù địch và đã là “giặc” đương nhiên phải diệt trừ. Bởi, tham nhũng đang ngày càng tinh vi, biến hóa vô cùng, tài sản tham nhũng được “ẩn nấp” dưới nhiều hình thức, đứng dưới tên những người thân, họ hàng, thậm chí là được gửi ở tài khoản quốc tế…

Đa chiều - “Đánh rắn không đánh dập đầu”, tham nhũng lúc nào cũng rập rình nguy cơ quay trở lại

Chống tham nhũng cần quyết tâm như chống dịch Covid-19 (ảnh minh họa)

Nhiều người ví von rằng chống tham nhũng mà quyết liệt, đồng lòng như “chống dịch” Covid-19 ắt hẳn những con “vius trục lợi” sẽ không có đất sống. Gần đây, có một tín hiệu đáng mừng là ở một số địa phương như Thái Bình, Đồng Nai, Đăklăk… đã nhen nhóm những “đuốc lửa” soi tỏ những vi phạm của cán bộ, công chức. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” cũng dần được cải thiện.

Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế; rất ít vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ, số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng. 

Trả lời Tạp chí Người Đưa Tin, nhiều chuyên gia từng nhìn nhận, vấn đề cốt tử cho thời gian tới là hoàn thiện được một thể chế mà tự thân nó có thể chống chọi với tham nhũng. Thế nên, cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, giám sát thực thi quyền lực của người có chức vụ.

Quay trở lại vụ Thanh tra bộ Xây dựng “vòi tiền” doanh nghiệp ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho thấy, chính sách sơ hở và việc để xảy ra tham nhũng ngay tại các cơ quan có chức năng chống tham nhũng và các cơ quan bảo vệ pháp luật vừa qua cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử cũng chưa phản ánh đúng thực trạng về tình hình tham nhũng. Các trường hợp phát hiện yếu tố tham nhũng, lợi dụng trong các vụ án kinh tế còn ít và chưa phản ánh đúng bản chất, động cơ, mục đích của người phạm tội.

Chính vì vậy, chống tham nhũng cần có giải pháp căn cơ. Trả lời báo chí, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa cho rằng: “Xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng là rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ xa, từ gốc rễ vấn đề có thể nảy sinh tham nhũng”.

Ngân Giang

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.