Phát hiện thuốc trị hen suyễn trong thịt gia súc
Theo thông tin từ hội nghị về an toàn thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp diễn ra hôm 9/12 vừa qua, kết quả chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y, hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: xuất hiện các chất cấm, kháng sinh… vượt dư lượng cho phép trên thịt. Cụ thể, phát hiện 4/54 mẫu thịt gà chứa vi khuẩn campylobacter SPP, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm; 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần lượt với 2 chất cấm là chloramphenicol và furazolidon; 10% mẫu có dư lượng kháng sinh tetracyline vượt giới hạn tối đa cho phép.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là trong thịt gia súc phát hiện cả chất cấm thuộc nhóm beta agonist, là chất kích thích tăng trọng “bung đùi nở mông”, gây nguy hại không chỉ cho gia súc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người ăn loại thịt gia súc này. Nhóm beta agonist gồm có salbutamol, clenbuterol, terbutalin… đều là loại thuốc dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.
Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gọi bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác.
Người bán hàng cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này, nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt”.
Biến thịt lợn thành thịt bò nhờ hóa chất Trung Quốc
Nước dùng bún riêu chế từ phẩm màu công nghiệp
Phần riêu cua trong bún cua thường được các hàng quán chế biến theo công thức 8 phần đậu phụ dầm nát, 2 phần cua. Bún riêu cua thường được bán với giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng một bát khá đầy đặn, gạch cua rất nhiều. Trong khi, hiện trên thị trường, giá cua giao động từ 100- 150 nghìn/kg. Vậy mà một bát cún cua chỉ có giá từ 15.000- 20.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán.
Lý giải điều này người bán hàng cho biết: cái bát gạch cua to tổ chảng kia chả có mấy là gạch cua thật đâu. Đến 8 phần là đậu phụ dầm nát, trộn thêm 2 phần gạch cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Quán nào cũng thế cả thôi, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/ bát mới có lãi. Với giá chưa tới 20.000/bát thì chỉ ăn được hàng pha trộn.
Còn nước dùng chế từ… phẩm màu công nghiệp. Người bán hàng thường sử dụng loại phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua. Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề
Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt gà.Đầu năm, thông tin nhiều tiểu thương tại các chợ đầu mối dùng phẩm màu, hóa chất, phụ gia tẩm ướp để biến thịt lợn sề thành thịt bò khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng. Bằng cách “hô biến” thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.
Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng, thậm chí không được sử dụng trong ngành thực phẩm.
Dùng bột tẩy bồn cầu làm nhừ xương
Dừa bị tẩy trắng bằng hóa chất
Uống dừa bị tẩy trắng rất nguy hiểm cho sức khỏe.Hóa chất tẩy trắng dừa không bao bì, không nhãn mác được bán tràn lan trên thị trường với giá 125.000 đồng/kg. Chỉ cần pha 6 muỗng bột hóa chất (gồm 2 loại) vào thùng nước 20 lít rồi ngâm dừa vỏ nâu vào đó, chủ buôn có thể “hô biến” cả trăm trái dừa trở nên trắng nõn.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. Lạm dụng chất tẩy trắng này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… Vị chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên chọn dừa còn vỏ xanh, không nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng.
Bún, bánh canh có chất tẩy trắng
Bún, banh canh chứa chất tẩy trắng khiến người tiêu dùng sợ hãi.Tháng 5 vừa qua, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh tại Tây Ninh, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) đã phát hiện nhiều mẫu thực phẩm dương tính với chất tẩy trắng Tinopal. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một số cơ sở ở Cần Thơ, Đồng Tháp, TP HCM. Người sử dụng bún, bánh canh chứa Tinopal lâu dài có nguy cơ loét đường ruột, suy gan, suy thận, ung thư…
Mít non chín trong vòng một ngày
Mít chín chỉ sau một ngày tiêm hóa chất. Với mỗi bịch hóa chất Trung Quốc có giá 100.000 đồng, gồm 10 lọ, sau khi pha vào nước và “tiêm” cho mít, nhiều chủ vườn ở Chơn Thành, Hớn Quản, tình Bình Phước có thể khiến vài tấn mít chín trong vòng một đêm. Theo các hộ trồng, đó là cách phổ biến – “ở đâu người ta cũng dùng” - để mít mau chín, kịp có hàng bán và tăng lợi nhuận.
Mít non chín chỉ trong 1 ngày với hóa chất Trung Quốc
Cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng
Bột nở gạo màu trắng mịn, có mùi thơm nhẹ.Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi có thể "hóa phép" 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường. Loại bột này có màu trắng, nhỏ, mịn như đường cát, mùi thơm nhẹ, bao bì chằng chịt chữ Trung Quốc. Vụ bê bối liên quan đến “ngọc thực” này khiến hàng nghìn người hay ăn cơm bụi lo lắng, nhất là với những quán cơm bình dân giá rẻ.
Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất
Gà được nhuộm hóa chất để trông vàng, bắt mắt hơn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sức khỏe.Tháng 8 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM phát hiện một số lò mổ thực hiện giết mổ gia cầm trái phép. Ngoài ra, để gà, vịt có màu bắt mắt, sau khi giết mổ, nhiều cơ sở còn dùng hóa chất để tẩm ướp, “nhuộm” vàng da gà. Tình trạng này sau đó được phát hiện thêm tại nhiều nơi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Thậm chí, các chủ kinh doanh sản phẩm chất lượng cũng bị ảnh hưởng vì sức mua trên thị trường sụt giảm. Theo các chuyên gia y tế, gà vàng ươm do nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.
Nem, giò ngon từ thịt thiu
Nhiều thứ hóa chất được sử dụng trong quá trình làm chả, giò lụa, nem, cá viên...Thông tin tẩm hàng chục loại hóa chất vào thịt thiu để sản xuất chả lụa, nem, bò viên… bắt mắt, thơm ngon được chính chủ một số cơ sở làm nem, giò “tiết lộ”. Trong đó, muốn nem, chả lụa giòn, dai, người sản xuất cho K70, hỗn hợp Polyphosphate (E451, E452)… giá 130.000 đồng/bịch khoảng một kg. Còn để làm dậy mùi thịt nhập từ Mỹ và Singapore, người làm chỉ cần gia giảm chất Sodium benzoate và Pork pase NQ-446.
Mặc dù không thể khẳng định tất cả chả, giò trên thị trường đều tẩm hóa chất, song thông tin trên vẫn khiến rất nhiều người lo lắng vì nguy cơ đã ăn vài kg phụ gia và hàng chục cân thịt thiu vào người.
Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất
Hải sản trắng nõn nhờ đạm Urea và thuốc tẩy Javel
Để tẩy trắng hải sản trắng, nhiều người bán hàng tẩm thêm ure và nước tẩy trắng javen. Ảnh minh họa.Không phải lần đầu bị phát hiện, song thông tin hải sản bị tẩy trắng bằng đạm Urea và Javel một lần nữa gây hoang mang cho người tiêu dùng trong năm 2013, vì sự tái diễn phủ rộng. Thậm chí, với nhiều chủ kinh doanh, đây là cách hoàn hảo để bảo quản và tẩy trắng hải sản, vì chi phí rẻ, hiệu quả cao, mặc dù tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người ăn.
Theo Thạc sĩ Lê Thanh Hải, giảng viên Đại học Hùng Vương TP.HCM, bản chất clorin (hay javel) là chất tẩy trắng thuỷ sản, vì có tính oxy hoá mạnh, dễ hình thành các gốc tự do, nhờ đó phá huỷ tế bào vi sinh rất nhanh chóng, cũng đồng nghĩa với việc phá huỷ tế bào cơ thể người với dư lượng còn sót, gây rối loạn gen, ung thư… Còn urea tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận, gây độc cho tế bào, viêm cầu thận
Chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu
Chỉ cần vài thìa bột nhừ, xương ninh, chân giò sẽ mềm sau chỉ khoảng 20 phút.Một số cửa hàng ở Hà Nội bị phát hiện dùng bột nhừ (bột khai) để làm nhừ nhanh thức ăn (xương, chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát. Loại bột này có tên Natri Hydro Carbonat (NaHCO3) được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/kg. Theo quy định của Bộ Y tế, chúng chỉ được dùng tối đa 45g trên một kg thực phẩm cần chế biến, song cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao).
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Công nghệ Hóa học, đại học Khoa học Tự nhiên (đại học Quốc gia Hà Nội), bột nhừ chính hiệu bản chất là các enzim tiêu hóa, được sử dụng để làm mềm thức ăn nhanh nhưng rất khó sản xuất đại trà, và giá không hề rẻ. “Tôi chưa bao giờ nghĩ bột nhừ thật lại có giá 30.000đồng/kg. Ở Việt Nam chưa sản xuất được bột nhừ chính hiệu, nếu nhập về và bán thì giá phải lên đến hàng triệu đồng/kg”, ông Hùng nhấn mạnh.
Rau tươi, xanh "hồi sinh" từ rau héo
Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên.Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500kg rau, củ, quả. Theo đó, rau nhập trước đó cả tuần mà vẫn không hề úng, hư khi đến tay người tiêu dùng. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000 - 50.000 đồng mỗi kg.
Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết việc sử dụng hoá chất công nghiệp xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Ngọc Anh (tổng hợp)