Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng

Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 5, 26/09/2019 11:45

Trong khuôn khổ tuần lễ giáo dục công dân cho sinh viên hàng năm, sáng ngày 26/9, trường đại học Luật Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Giáo dục đạo đức văn hóa, đạo đức công dân, đạo đức nghề Luật” tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thu hút hơn 2.000 tân sinh viên tham dự.

Tại buổi nói chuyện, TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng trường kỳ vọng buổi nói chuyện sẽ giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của công dân cho sinh viên.

Đồng thời, thông qua đó, nhà trường mong muốn sinh viên có nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ nhưng vẫn phải phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam.

Buổi nói chuyện là nơi các diễn giả, dịch giả, thầy cô đến từ trung tâm Học tập Văn hóa đạo đức truyền thống UNESCO Việt Nam chia sẻ những thông tin hữu ích cho những tân sinh viên, về trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng; chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội; hành vi đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Giáo dục - Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng

Buổi nói chuyện thu hút hơn 2.000 tân sinh viên đại học Luật Hà Nội.

Những kiến thức này, sẽ giúp các sinh viên bổ sung kiến thức trong thời gian học tập tại trường, cũng như trong cuộc sống.

Cô Nguyễn Khánh Tuân, sáng lập viên CLB học tập đạo đức văn hóa truyền thống trực thuộc trung tâm Giáo dục quốc tế UNESCO Việt Nam đã chia sẻ về hiếu đạo qua những trò chơi và câu chuyện cảm động. Đặc biệt, những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã thu hút hàng nghìn sinh viên tại buổi nói chuyện.

Giáo dục - Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng (Hình 2).

Trò chơi giúp thay đổi không khí buổi nói chuyện của diễn giả Nguyễn Khánh Tuân.

Diễn giả Phan Trung Phương, nguyên Chủ tịch tập đoàn FIT, sáng lập viên CLB học tập đạo đức văn hóa truyền thống trực thuộc trung tâm Giáo dục quốc tế UNESCO Việt Nam cũng chia sẻ những câu chuyện sinh động với ý nghĩa truyền cảm hứng cho các tân sinh viên: “Giới trẻ hiện nay có nhiều thần tượng, nhưng không phải ai cũng có những thần tượng tốt, mà có những thần tượng xấu cần tỉnh táo để điều chỉnh”.

Ông nhấn mạnh: “Người ta thường nói “Tâm tưởng sự thành”, vì vậy cần lập chí càng sớm càng tốt. Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt thành công.

Mỗi người có đến 60.000 suy nghĩ trong một ngày, suy nghĩ nào tích cực, suy nghĩ nào tiêu cực? Đối với những người có suy nghĩ tích cực thì sự thay đổi là tất yếu, luôn luôn tìm thấy giải pháp; còn người có suy nghĩ tiêu cực thì ngại sự thay đổi.

Tôi xin khẳng định, trên thế giới này, không có gì là không thay đổi; bản chất có thể không thay đổi nhưng hình thức thì luôn luôn thay đổi”.

“Người ta vẫn nói rằng “Bạn chỉ thất bại khi bạn dừng lại”, và “Khi bạn vấp ngã 7 lần thì bạn phải đứng dậy 8 lần mới có thể thành công”. Vì vậy, với một người suy nghĩ tích cực, luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, trải qua thất bại, mới có thể gặt hái được thành công”, nguyên Chủ tịch tập đoàn FIT khẳng định.

Giáo dục - Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng (Hình 3).

Diễn giả Phan Trung Phương, nguyên Chủ tịch tập đoàn FIT.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, đoàn Luật sư TP.Hà Nội, chia sẻ: “Một hành vi mang tính chuẩn mực về luật pháp hay nói cách khác đạo đức chính là bản thân mỗi còn người, không phải quy tắc, không phải những giáo điều hay những tư tưởng được giảng dạy”.

Giáo dục - Đạo đức chính là bản thân mỗi con người, đạo đức nghề nghiệp càng quan trọng (Hình 4).

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, đoàn Luật sư TP.Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp với những đồng nghiệp tương lai.

Tân sinh viên Dương Khánh Linh chia sẻ: “Sáng nay, chúng em có mặt từ 7h, cảm thấy khá háo hức trước buổi chia sẻ. Các diễn giả chia sẻ hay, bổ ích và rất có ý nghĩa đối với em. Em ấn tượng nhất với diễn giả Nguyễn Khánh Tuân, vì năm nay em là sinh viên năm nhất, mới lên Hà Nội ở một mình nên cũng khá nhớ nhà, nhớ bố mẹ và cách mà vị diễn giả chia sẻ cũng tạo hứng thú cho em”.

Qua buổi nói chuyện chuyên đề, trường đại học Luật Hà Nội mong muốn nhà trường không chỉ đi đầu trong việc đào tạo lĩnh vực chuyên môn Luật mà còn rất chú trọng đến việc định hướng về nhân cách, đạo đức dành cho các tân sinh viên.

Sinh viên của trường đại học Luật Hà Nội được phát triển toàn diện cả về đạo đức và chuyên môn. Những hoạt động giáo dục định hướng cho sinh viên không chỉ giúp các tân sinh viên nhìn rõ hơn con đường của mình cần đi mà hơn hết chính là giúp sinh viên hiểu thêm về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, giúp sinh viên có được sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước khi chính thức bước vào cuộc sống sau 4 năm theo học tại giảng đường đại học.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.