Đảo Migingo "có một không hai" ở châu Phi, nơi có "cuộc chiến nhỏ nhất" trên diện tích 2km vuông

Đảo Migingo "có một không hai" ở châu Phi, nơi có "cuộc chiến nhỏ nhất" trên diện tích 2km vuông

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 20/02/2019 20:00

Theo dữ liệu từ cảnh sát Uganda, đảo Migingo chỉ nhỏ bằng một nửa sân bóng đá nhưng đang chứa hơn 500 người sống trong khu vực chưa đầy 2.000 m vuông.

Một lá cờ Kenya tung bay ở đồn cảnh sát biển trên hòn đảo Useo nhìn ra đảo Migingo. Các sĩ quan cảnh sát Kenya đã cố gắng giương cao một lá cờ Kenya trên Migingo nhưng cư dân Uganda trên đảo đã phản đối nó. Các lực lượng an ninh ở Uganda đã kéo lá cờ xuống mặc dù có một thỏa thuận ban đầu cho việc kiểm soát chung.

Một lá cờ Kenya tung bay ở đồn cảnh sát biển trên hòn đảo Useo nhìn ra đảo Migingo. Các sĩ quan cảnh sát Kenya đã cố gắng giương cao một lá cờ Kenya trên Migingo nhưng cư dân Uganda trên đảo đã phản đối nó. Các lực lượng an ninh ở Uganda đã kéo lá cờ xuống mặc dù có một thỏa thuận ban đầu cho việc kiểm soát chung.

Thuyền đánh cá neo tại bến cảng nhỏ của đảo Migingo. Trong khi đi thuyền từ lục địa Kenya đến Migingo mất 2 giờ, thì hành trình từ Migingo đến Uganda mất tới 18 giờ. Đây là một trong những lý do người Kenya tuyên bố hòn đảo là của riêng họ.

Thuyền đánh cá neo tại bến cảng nhỏ của đảo Migingo. Trong khi đi thuyền từ lục địa Kenya đến Migingo mất 2 giờ, thì hành trình từ Migingo đến Uganda mất tới 18 giờ. Đây là một trong những lý do người Kenya tuyên bố hòn đảo là của riêng họ.

Trong khi cá nước ngọt xuất khẩu từ đảo sang Liên minh châu Âu mang lại lợi nhuận trong nhiều thập kỷ, gần đây đã có nhu cầu tăng vọt từ châu Á bởi bong bóng cá rô sông Nile được coi là một món ăn ngon.

Trong khi cá nước ngọt xuất khẩu từ đảo sang Liên minh châu Âu mang lại lợi nhuận trong nhiều thập kỷ, gần đây đã có nhu cầu tăng vọt từ châu Á bởi bong bóng cá rô sông Nile được coi là một món ăn ngon.

Ngư dân người Kenya Kennedy Ochieng, 37 tuổi, về nhà tay không. Cảnh sát biển Uganda đã tịch thu 300kg cá rô sông Nile cùng với mồi và nhiên liệu của anh sau khi họ cáo buộc anh câu cá ở vùng biển thuộc Uganda.

Ngư dân người Kenya Kennedy Ochieng, 37 tuổi, về nhà tay không. Cảnh sát biển Uganda đã tịch thu 300kg cá rô sông Nile cùng với mồi và nhiên liệu của anh sau khi họ cáo buộc anh câu cá ở vùng biển thuộc Uganda.

Ngư dân Kenya xung quanh Migingo phàn nàn về các sĩ quan người Uganda quấy rối họ, thu giữ cá và thiết bị trong vùng biển mà theo họ là thuộc về Kenya. Trong khi vùng nước nông, nơi sinh sản của nhiều loại cá ở nằm ở phía mà Kenya tuyên bố lãnh thổ thì vùng nước sâu nơi ngư dân đánh bắt được nhiều hơn lại nằm ở phía mà Uganda cho rằng thuộc về mình.

Ngư dân Kenya xung quanh Migingo phàn nàn về các sĩ quan người Uganda quấy rối họ, thu giữ cá và thiết bị trong vùng biển mà theo họ là thuộc về Kenya. Trong khi vùng nước nông, nơi sinh sản của nhiều loại cá ở nằm ở phía mà Kenya tuyên bố lãnh thổ thì vùng nước sâu nơi ngư dân đánh bắt được nhiều hơn lại nằm ở phía mà Uganda cho rằng thuộc về mình.

Hầu hết ngư dân ở đây đều không có thuyền. Họ phải trả 80% sản lượng đánh bắt cho các chủ thuyền trên đất liền, theo ngư dân người Uganda, anh Eddison Ouma.

Hầu hết ngư dân ở đây đều không có thuyền. Họ phải trả 80% sản lượng đánh bắt cho các chủ thuyền trên đất liền, theo ngư dân người Uganda, anh Eddison Ouma.

Khi trữ lượng cá giảm mạnh ở hồ lớn nhất châu Phi, cá rô sông Nile trưởng thành vẫn được tìm thấy ở vùng nước sâu của hồ Victoria bao quanh Migingo khiến hòn đảo này là nơi bị tranh giành quyền kiểm soát.

Khi trữ lượng cá giảm mạnh ở hồ lớn nhất châu Phi, cá rô sông Nile trưởng thành vẫn được tìm thấy ở vùng nước sâu của hồ Victoria bao quanh Migingo khiến hòn đảo này là nơi bị tranh giành quyền kiểm soát.

Trong khi nhiều người Kenya về nhà vào cuối tuần, hầu hết người dân Uganda chỉ về thăm gia đình của họ một hoặc hai lần một năm vì họ phải mất 18 giờ để đến đất liền ở Uganda.

Trong khi nhiều người Kenya về nhà vào cuối tuần, hầu hết người dân Uganda chỉ về thăm gia đình của họ một hoặc hai lần một năm vì họ phải mất 18 giờ để đến đất liền ở Uganda.

Hòn đảo đông dân này cũng có một sòng bạc tạm thời ngoài trời, nơi ngư dân thử vận may.

Hòn đảo đông dân này cũng có một sòng bạc tạm thời ngoài trời, nơi ngư dân thử vận may.

Một số phụ nữ đi theo chồng đến đảo và thường làm việc trong các nhà hàng nhỏ hoặc nhà bếp trên Migingo.

Một số phụ nữ đi theo chồng đến đảo và thường làm việc trong các nhà hàng nhỏ hoặc nhà bếp trên Migingo.

Daniel Obadha, 35 tuổi, là một thợ điện người Kenya. Anh là chủ một cửa hàng cắt tóc và cửa hàng sạc điện thoại trên hòn đảo đông dân trong hai năm. “Tôi thích sống trên Migingo. Nơi đây có nhiều khách hàng. Họ không chỉ đến từ Kenya mà còn từ Uganda và Tanzania, có rất nhiều doanh nghiệp và tôi kiếm được nhiều tiền hơn so với tôi đã làm ở đất liền”, anh nói.

Daniel Obadha, 35 tuổi, là một thợ điện người Kenya. Anh là chủ một cửa hàng cắt tóc và cửa hàng sạc điện thoại trên hòn đảo đông dân trong hai năm. “Tôi thích sống trên Migingo. Nơi đây có nhiều khách hàng. Họ không chỉ đến từ Kenya mà còn từ Uganda và Tanzania, có rất nhiều doanh nghiệp và tôi kiếm được nhiều tiền hơn so với tôi đã làm ở đất liền”, anh nói.

Ngư dân người Uganda, anh Eddison Ouma, 32 tuổi, đã sống trên đảo Migingo được 5 năm và chỉ thăm vợ con mình hai lần một năm. “Chúng tôi không có việc làm. Đó là lý do tại sao chúng tôi đánh bắt cá”. Anh phải trả một vài con cá cho cảnh sát tuần tra ở Uganda như một loại “thuế bảo vệ”.

Ngư dân người Uganda, anh Eddison Ouma, 32 tuổi, đã sống trên đảo Migingo được 5 năm và chỉ thăm vợ con mình hai lần một năm. “Chúng tôi không có việc làm. Đó là lý do tại sao chúng tôi đánh bắt cá”. Anh phải trả một vài con cá cho cảnh sát tuần tra ở Uganda như một loại “thuế bảo vệ”.

Đảo Migingo cũng có một phòng khám nơi một y tá điều trị các vấn đề nhỏ như khâu vết thương và xét nghiệm sốt rét. Tuy nhiên, đối với các vấn đề y tế lớn hơn, người dân phải đi đến Kenya.

Đảo Migingo cũng có một phòng khám nơi một y tá điều trị các vấn đề nhỏ như khâu vết thương và xét nghiệm sốt rét. Tuy nhiên, đối với các vấn đề y tế lớn hơn, người dân phải đi đến Kenya.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với cá rô sông Nile trưởng thành dẫn đến nhiều căng thẳng xung quanh đảo Migingo. Các chính trị gia Kenya gần đây đã yêu cầu Chính phủ Kenya báo cáo với Tòa án Công lý Quốc tế can thiệp và đưa ra quyết định về biên giới.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với cá rô sông Nile trưởng thành dẫn đến nhiều căng thẳng xung quanh đảo Migingo. Các chính trị gia Kenya gần đây đã yêu cầu Chính phủ Kenya báo cáo với Tòa án Công lý Quốc tế can thiệp và đưa ra quyết định về biên giới.

Nhờ nhu cầu ngày càng tăng, giá cá rô sông Nile đã tăng 50% trong 5 năm qua, theo ngư dân Kenya Kennedy Ochieng.

Nhờ nhu cầu ngày càng tăng, giá cá rô sông Nile đã tăng 50% trong 5 năm qua, theo ngư dân Kenya Kennedy Ochieng.

Hòn đảo bao gồm những túp lều được dựng lên một cách tồi tàn, có một cảng nhỏ, một số quán bar, nhà thổ và sòng bạc ngoài trời. Đây là nơi vẫn còn trong vòng tranh chấp bởi Kenya và Uganda vì cả hai đều tuyên bố quyền sở hữu của mình với hòn đảo này.

Khi người dân bắt đầu định cư nhiều hơn trên hòn đảo đá, Kenya và Uganda đã quyết định thành lập một ủy ban chung để xác định biên giới vào năm 2016, dựa vào các bản đồ có từ những năm 1920. Tuy nhiên, ủy ban này không giải quyết được vấn đề gì và trong khi hòn đảo được cả hai nước đồng quản lý, căng thẳng đôi khi vẫn bùng lên. Một số ngư dân địa phương gọi đây là "cuộc chiến nhỏ nhất" ở châu Phi.

Kiều Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.