Báo Người Đưa Tin giới thiệu ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC MÔN HOÁ HỌC TRỌN BỘ 24 MÃ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 CỦA BỘ GD&ĐT
Sáng 26/6, các sĩ tử đã có màn "đấu trí" với đề thi Hóa trong 50 phút, giải quyết câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức trong chương trình THPT từ dễ đến khó. Thời gian làm bài tính từ 8h35.
Trước đó, bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép.
Theo đó, mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp và đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm. Đây là một hình thức "đánh phách" điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.
Theo Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, mức điểm trúng tuyển thường phụ thuộc vào đề thi từng năm. Năm 2018 đang trong giai đoạn hai năm đầu xây dựng ngân hàng đề thi nên tính ổn định của đề chưa cao. Do điểm ưu tiên khu vực giảm 50% và độ khó đề thi cao hơn, nên mặt bằng trung bình điểm tuyển sinh năm 2018 thấp hơn khoảng 2 điểm so năm 2017.
Do đó, năm 2019, thí sinh chỉ cần yên tâm tập trung học tập, nắm rõ quy chế tuyển sinh, tìm hiểu dự báo nhu cầu lao động của thị trường, trải nghiệm thực tế để hiểu đúng nguyện vọng, năng lực bản thân, hiểu tương quan với những người cùng dự tuyển để chọn ngành, chọn trường một cách phù hợp nhất.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 diễn ra từ ngày 25 đến 27/6 và vẫn có 5 bài thi. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải dự thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một bài thi tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Thí sinh giáo dục thường xuyên chỉ dự thi 3 bài thi, gồm hai bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn) và một bài thi tự chọn trong hai bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý).
Năm nay Bộ GD&ĐT vẫn quy định không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển, các nguyện vọng đều có giá trị như nhau.
Bộ GD&ĐT cũng lưu ý thí sinh khi đã đăng ký cả hai bài thi tổ hợp, thí sinh bắt buộc phải thi cả hai bài, nếu thí sinh bỏ một trong hai bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét tốt nghiệp THPT.
Điểm liệt năm nay vẫn tính là 1 điểm như mọi năm. Nếu thí sinh chỉ chọn một bài thi tổ hợp mà dính điểm liệt ít nhất một môn trong bài thi đó là không đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Trong trường hợp thí sinh đăng ký hai bài thi tổ hợp để xét và công nhận tốt nghiệp nhưng có một môn trong bài thi tổ hợp nào đó bị dính điểm liệt, hệ thống xét tốt nghiệp sẽ lấy bài thi không dính điểm liệt để xét và công nhận tốt nghiệp cho thí sinh đó.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 (giảm gần 40.000 thí sinh so với năm 2018). Trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học, khoảng 68,5%.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, có 468.000 thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) chiếm tỉ lệ gần 53% tổng số thí sinh.
Khoảng hơn 300.000 thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) chiếm hơn 34% tổng số thí sinh.
Hơn 27.000 thí sinh đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp trên.