Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm, có tên trong danh sách đỏ thế giới, tựa hồ một cuốn phim trinh thám, đầy hồi hộp xem lẫn những cảm xúc thăng hoa khó tả.
Tạm trốn cái nắng gay gắt, sự náo nhiệt phố thị, tôi đến Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi mặt trời còn ngái ngủ. Không đi quốc lộ 1A như thường lệ, tôi chọn cung đường xanh băng qua những làng quê thanh bình và yên ả.
Từ Sài Gòn băng qua thị trấn Đức Hòa, Long An, theo đường N2 qua Thạnh Hóa, Tân Thạnh, rồi từ đó theo tỉnh lộ 829, 844 mà thẳng đến Tràm Chim. Cung đường thật tuyệt diệu, những cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay, xen lẫn những ruộng lúa chín vàng óng ả. Chỉ sau 3 tiếng rưỡi chạy xe, chúng tôi đã đến Vương quốc của hàng vạn chú chim cùng thảm thực vật xanh vô cùng đa dạng và phong phú
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có tiền thân là công ty Nông Lâm Ngư Trường từ năm 1985, và Khu bảo tồn Quốc gia Tràm Chim từ 1994. Đến 29/12/1998 Vườn Quốc gia Tràm Chim chính thức được thành lập. Vườn quốc gia Tràm Chim trải rộng trên 7.313 ha, là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mười.
Vườn gồm 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim. Hệ sinh học ở đây gồm hệ động vật và hệ thực vật. Hệ thực vật đa dạng gồm có 6 quần xã: Sen súng, năn (thức ăn của sếu đầu đỏ), lúa ma (lúa trời), cỏ ống, mồm mốc và tràm, trong đó lúa ma là quần xã có sự đa dạng sinh học cao nhất.
Về hệ động vật gồm có chim và cá. Ở vườn có 130 loài cá chiếm 40% các loại cá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với những loài quý hiếm như: cá hô, cá mè rỗ, nàng lai… Về chim có 232 loài (1 loại chim xanh mới phát hiện chưa công bố) với nhiều loại quý hiếm như: công đất, giang sen, điêng điểng, cò quắm, cò thìa… đặc biệt là sếu đầu đỏ - biểu tượng của Vườn quốc gia.
Người đàn ông của Vườn Quốc gia
Đón chúng tôi là anh Nguyễn Văn Hùng - giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cùng thời điểm này có nhiều đoàn nghiên cứu nước ngoài, các đoàn khách tham quan nên anh bận tất bật, và rồi anh dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện đầy thú vị với tất cả sự nhiệt thành, cởi mở và chân tình.
Gia tộc anh đã gắn bó ở vùng đất Tam Nông này hơn 100 năm, sinh ra trong lúc giao thời, cuộc sống anh đầy những khó khăn thăng trầm. Trước 1975 anh chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ. Ngày đất nước giải phóng anh quyết tâm vươn lên thay đổi cuộc đời, anh đi học lại rồi chọn ngành kinh tế để học tiếp lên cao.
Năm 1988 anh về làm việc ở huyện Tam Nông, và đến năm 1990 thì về làm tại Tràm Chim. Sự nỗ lực và đam mê trong công việc của anh được đánh giá cao, đó là lý do anh được đưa đi tập huấn các lớp bảo tồn thiên nhiên môi trường. Cũng từ đây lòng đam mê của anh ngày càng lớn dần và anh quyết định đi học chuyên ngành về tài nguyên môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh Hùng tâm sự, đã nhiều lần tính rời bỏ Tràm Chim bởi đời sống quá cơ cực, thu nhập thấp cùng khó khăn trăm bề, song cứ mỗi lần có đoàn công tác đến làm việc tại vườn anh lại day dứt. “Họ ở nơi khác còn đến giúp quê mình sao mình lại từ bỏ?”, anh suy nghĩ vậy.
Bên cạnh đó cứ mỗi lần anh suy sụp bạn bè, người thân lại động viên và hơn nữa anh biết tự trong sâu thẳm trái tim, mình vẫn rất yêu vùng đất này. Và rồi đến năm 1998 anh quyết định gắn bó mãi mãi với vườn. An cư thì lạc nghiệp, anh chuyên tâm công việc nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn và rồi từ nhân viên, anh lên trưởng phòng kỹ thuật, phó giám đốc và giám đốc. 22 năm gắn bó, mảnh đất này đã là một phần máu thịt, một phần linh hồn của anh.
Anh Hùng còn là một nhiếp ảnh gia với hàng ngàn bức ảnh quý giá về mảnh đất Tràm Chim này, anh từng đoạt giải nhất với bức ảnh chụp loài chim quý Giang Sen trong cuộc thi Ảnh đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2010. Một số trong bộ sưu tập ảnh đó được giới thiệu cùng bạn đọc Travellive trong bài viết này. Đến đây, nếu may mắn bạn sẽ được dịp hầu chuyện cùng “người đàn ông của Vườn Quốc gia” vui tính này.
Vương quốc của sếu đầu đỏ
Tạm biệt anh Hùng với câu chuyện chân tình, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá vùng đất thú vị này, đặc biệt là kế hoạch “săn” ảnh sếu đầu đỏ, một loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới.
Việc khám phá hơn 7.000 ha trong vài ngày là điều không tưởng, vì vậy chúng tôi chỉ chọn khu C1 để khám phá, và được cấp hẳn một chiếc tắc ráng để thuận tiện chinh phục hành trình. Vào mùa này ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bạn cũng nhìn thấy hình ảnh chim đậu đầy trên các ngọn tràm, chim chao liệng trên bầu trời, chim tung cánh nô đùa trên đồng nước trong xanh.
Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương Nam.
Nếu như năm 1998 vườn có khoảng 1.052 con sếu đầu đỏ thì hiện nay tối đa chỉ chừng vài chục con con, do thức ăn ngày càng khan hiếm cũng như sự xâm lấn của con người mà loài chim này dần biến mất. Mùa này sếu đầu đỏ vẫn chưa về nhiều, chỉ có khoảng 50 con trên một diện tích 7.000 ha thì việc săn ảnh chúng như mò kim đáy biển. Chúng tôi phải đợi thông tin từ các trạm gác chuyển về, báo sếu ở khu vực nào thì mới đi, chờ đợi cả ngày trời mà như vô vọng, không chút tin tức nào. Chúng tôi quyết định dạo chơi săn các loài chin khác trong lúc chờ đợi.
Vào mùa này ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bạn cũng nhìn thấy hình ảnh chim đậu đầy trên các ngọn tràm, chim chao liệng trên bầu trời, chim tung cánh nô đùa trên đồng nước trong xanh.
Chiếc tắc ráng nhè nhẹ tiến sâu vào bàu nước lớn nơi có hàng ngàn chú chim đùa giỡn săn mồi tại đây. Để tránh động, chúng tôi phải dừng tắc ráng ở rất xa rồi lội nước, người cuối thật thấp, quanh mình giắt đầy tràm để ngụy trang.
Càng tiến gần hình ảnh càng tuyệt diệu quá đỗi, giữa mênh mông đồng cỏ xanh, vây quanh xa xa là rừng tràm, một bàu nước lớn với hàng ngàn chú cò trắng muốt đang săn cá, rồi vô số các loài khác như diệc, chích cồ, cò xám, cò bợ cùng nô đùa nhảy múa. Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương Nam. Chúng tôi cứ lang thang mãi, lúc nấp, lúc rình, có khi phải ngồi gần nửa giờ đồng hổ để săn ảnh một chú chim, niềm hạnh phúc cứ theo đó mà lớn dần lên.
Sớm tinh mơ hôm sau, tôi và Tư - người dẫn đường lại tiếp tục hành trình săn sếu đầu đỏ. Vì không còn nhiều thời gian nên chúng tôi chọn một khu vực để đi, coi như trông chờ vào vận may vậy. Đi nhờ xe trâu được một đoạn rồi bắt đầu cuốc bộ, cứ chốc chốc Tư lại lấy ống nhòm quan sát tìm sếu, trời dần lên cao và nắng bắt đầu gắt, nhìn mênh mông đồng cỏ mà thấy nản vô cùng, những bước chân nặng nề cứ hướng về phía trước trong vô thức mà không có chút niềm tin nào.
Bỗng nghe Tư thì thầm: “Hình như sếu kìa anh!”. Nhìn về phía đó tôi chẳng thấy gì cả ngoài những mênh mông cỏ, đi chừng 500m Tư lại nói: “Đúng rồi anh ơi! Sếu”. Tôi bần thần hết cả người: Sếu thật ư! Run run nhìn qua ống nhòm mà tôi như muốn thét lên khi thấy 5 chú sếu đang kiếm ăn. Thật sự là vui mừng quá sức, tôi và Tư ngồi sụp xuống. Tư ở lại và tôi bắt đầu nằm rạp xuống mà bò. Khoảng cách lúc này chừng 1 km. Với ống tele 840mm của tôi thì để chụp được sếu phải cách khoảng 200m là ít nhất.
Và rồi một tiếng động vang lên từ phía rừng tràm, cả bầy sếu vụt tung cánh bay lên, tôi hối hả chụp trong tiếc nuối ngẩn ngơ. Tuy chưa được thấy sếu cắp đôi, sếu múa, sếu tỏ tình nhưng thầm nghĩ mình cũng đã may mắn lắm khi được tận mắt chiêm ngưỡng loài chim quý hiếm này.
Đoạn đường 800m cũng thật khủng khiếp, hơi nóng dưới mặt đất bốc lên cùng với cái nắng chang chang đổ trên đầu, mồ hôi thánh thót rơi, cứ bò được một đoạn tôi lại dừng chụp, dù sếu còn cách rất xa nhưng tâm lý sợ chúng bất thình lình bay mất thì không còn gì cả. Đến càng gần thì tôi phát hiện có đến 3 bầy với 11 con.
Khoảng cảnh cứ ngắn dần nhưng đến tầm 300m thì có vẻ bầy sếu cảm thấy có nguy hiểm nên không kiếm ăn nữa mà ngẩng cao đầu quan sát. Sếu rất nhạy nên tôi cũng không dám bò tiếp vậy nên chỉ dừng chụp ở đây. Tay cứ bấm máy liên tục trong nỗi lo lắng chúng sẽ biến mất. Và rồi một tiếng động vang lên từ phía rừng tràm, cả bầy sếu vụt tung cánh bay lên, tôi hối hả chụp trong tiếc nuối ngẩn ngơ. Tuy chưa được thấy sếu cắp đôi, sếu múa, sếu tỏ tình nhưng thầm nghĩ mình cũng đã may mắn lắm khi được tận mắt chiêm ngưỡng loài chim quý hiếm này.
Chỉ vài ngày ngắn ngủi nhưng qua tìm hiểu sự đa dạng sinh học ở đây, tôi hiểu được vì sao Vườn quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Đó thật sự là vinh dự lớn cho Tràm Chim nói riêng và Việt Nam nói chung.
Rời Vườn Quốc gia, tôi vẫn nhớ như in thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của anh Hùng: “Chúng ta hãy bảo vệ sếu”. Sếu là biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của sự trường tồn, là hình ảnh gắn liền với vùng đất Tràm Chim, là sự tự hào của con người Tam Nông, Đồng Tháp.
Theo Travellive/Tri thức trẻ