Trong cuộc đời mỗi con người, bạn có thể cảm nhận những cơn đau dạ dày đến 10%. Có từ 1 đến 3% tỷ lệ người dân ở những quốc gia phát triển mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Lâu nay người ta tin rằng bánh mì có thể khiến các cơn đau dạ dày thuyên giảm. Đâu là sự thật!
Người bị đau dạ dày thường bị dư thừa acid và pepsin dịch vị. Trong tình trạng dịch vị không được kiểm soát thì niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và dẫn đến tổn thương.
Trong tình huống này, thực phẩm mềm, có độ thấm hút cao là thứ được ưu tiên. Bánh mì thì sao?
Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước. Thành phần dinh dưỡng của bánh mì men tự nhiên chứa 162 calories, 2 gram chất béo, 32gram carbohydrate, 2- 4 gram chất xơ, 6 gram Protein, 22% Selen, 20% Folate, 16% thiamin, 16% natri, 14% mangan, 14% niacin, 12% sắt, …
Khi đưa vào dạ dày, bánh mì sẽ có khả năng thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa, nhờ đó mà lớp niêm mạc của dạ dày sẽ tránh được việc bị ăn mòn, phá hủy bởi acid và pepsin.
Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên, nhanh chóng vì vậy mà lượng axit tiếp xúc với thành dạ dày sẽ được hạn chế. Các vết viêm loét do đó cũng ít bị kích thích hơn, làm giảm cơn đau.
Bánh mì là một câu trả lời cho thắc mắc "đau dạ dày ăn gì tốt" của nhiều người bệnh.
Bạn nên sử dụng các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen. Những loại bánh mì này được làm bột ngũ cốc nguyên hạt. Do đó, chúng có chứa nhiều thành phần vỏ cám cũng như lớp màng bao của hạt ngũ cốc tự nhiên. Không chỉ ít hóa chất hơn hơn, chúng còn mang đến lượng chất xơ lớn và rất nhiều loại vitamin, khoáng chất.
So với bánh mì trắng, bánh mì đen và bánh mì nguyên hạt có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Khi lựa chọn bánh mì, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm bánh mì đã quá hạn sự dụng hay không rõ thành phần.
Đối với bệnh nhân đau dạ dày, chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong bánh mì. Phần vỏ ngoài của nhiều loại bánh mì khá cứng, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét.
Không nên sử dụng bánh mì vào buổi đêm, đặc biệt là lúc gần đi ngủ. Lượng bánh mì không được tiêu hóa hết và để tồn đọng lại trong dạ dày có thể là nguy cơ khiến bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và dễ gây nên các cơn đau âm ỉ.
Trang Dung (Tổng hợp)