Nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng đau đớn
Vào giai đoạn đầu, triệu chứng đau chưa rõ ràng bệnh nhân vẫn chịu đựng được. Khi vào giai đoạn muộn hơn có khoảng 70% bệnh nhân gặp phải triệu chứng này. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn cuối có hơn 90% bệnh nhân gặp phải và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống.
Một số nguyên nhân khiến bệnh nhân đau đớn là:
Khi khối u lớn lên, lây lan di căn, chúng chèn ép lên các dây thần kinh, các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra triệu chứng đau. Hiện nay có khoảng 75 -80% bệnh nhân gặp phải là do nguyên nhân này.
Khi thực hiện các cuộc điều trị bệnh nhân cũng có thể bị đau đớn như: phẫu thuật cắt bỏ khối u, điều trị ung thư bằng hóa chất hay xạ trị. Số bệnh nhân bị đau do nguyên nhân này là khoảng từ 15-19%.
Trong quá trình điều trị bệnh, các bác sỹ cần phải làm một số thủ thuật để xét nghiệm, chẩn đoán ung thư (lấy máu, nội soi, sinh thiết...). Vì vậy mà cũng sẽ khiến bệnh nhân thấy đau.
Đau ở một cơ quan hay một bộ phận và không liên quan đến ung thư. Và khi đi khám lại tình cờ phát hiện ra bệnh ung thư. Ví dụ như: đau ruột thừa, đau dạ dày sau khi đi khám lại phát hiện ung thư thận, ung thư đại tràng…).
Phân loại đau của bệnh nhân ung thư
Thông thường đau trong ung thư được chia làm 3 loại chính: Đau thực thể, đau trong nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh.
- Đau thực thể: Khi khối u to lên chèn ép vào cơ quan bị ung thư, hay cơ quan bên cạnh hoặc chỗ mà khối u di căn đến. Đồng thời do khối u sẽ chèn ép tuần hoàn và do các phản ứng viêm. Các cơn đau với tần suất đều đặn và đau nặng.
- Đau trong nội tạng: Các cơ quan nội tạng như gan phổi, nhu mô của thận không có cảm thụ đau. Khi đó sẽ không có biểu hiện đau mặc dù bị tổn thương rất nặng. Chúng lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật khiến bệnh nhân không thể cảm nhận được nguồn gốc đau do đâu và vị trí đau ở đâu.
- Đau do căn nguyên thần kinh: Khi khối u xâm nhập đến sẽ chèn ép lên hệ thần kinh trung ương khiến bệnh nhân bị đau đớn. Đối với thần kinh ngoại vi, đau đớn có thể là do tác dụng phụ của hóa chất, hay xạ trị gây ra. Các cơn đau thường đột ngột như bỏng buốt hay có thể thấy buốt.
Ngoài ra dựa vào mức độ đau, tần suất, cường độ đau trong ung thư cũng có thể được chia làm 2 loại là: Đau cấp tính - đau trong thời gian ngắn và đau mãn tính - cơn đau kéo dài. Đau mãn tính là đau với tần suất liên tục, thỉnh thoảng cơn đau tăng đột ngột về cường độ hoặc gián đoạn không liên tục.
Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Hiện nay phương pháp giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư được nhiều người áp dụng, tiện lợi và đem lại hiệu quả đó là sử dụng các loại thuốc giảm đau. Dựa vào mức độ đau mà các thuốc giảm đau được chia làm 3 loại:
- Với trường hợp đau nhẹ (bậc 1): Lúc này các bác sỹ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid như: paracetamol, ibuprofen, aspirin, naproxen...
- Với trường hợp các thuốc trên không có tác dụng bệnh nhân có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau trung bình(Bậc 2): codein, tramadol…
- Trường hợp các cơn đau nặng đau sâu trong nội tạng: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như: Morphin, oxycodone, pethidin, methadone, fentanyl…
Hầu hết những loại thuốc này đều có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân. Chẳng hạn như: đau đầu, chóng mặt, dị ứng, rối loạn nhịp tim... Nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và không có thuốc để giảm đau cho bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều cách khác giúp bệnh nhân có thể giảm đau đó là chăm sóc giảm nhẹ, sử dụng miếng dán giảm đau cho bệnh nhân ung thư, sử dụng sản phẩm đề hỗ trợ... Vì vậy người nhà hãy tìm hiểu thật kỹ càng, tham khảo thêm ý kiến của các bác sỹ để đưa ra những lợi ích và tác hại. Từ đó có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Thế Hưng