Cuộc sống hiện đại cần những phương tiện nhanh gọn để phục vụ đời sống, lúc này ấm nước siêu tốc phát huy tối đa công dụng. Tốn ít thời gian, an toàn, gọn nhẹ là những điểm cộng tốt với vật dụng gia đình này. Tuy rất tiện lợi trong việc đun nước nhưng vật dụng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm.
Nước sôi nhưng ấm không báo hiệu
Là khi nước đạt đến nhiệt độ đỉnh nhưng ấm siêu tốc vẫn trong chế độ đun mà không tự động ngắt. Điều này xảy ra khi bạn nấu nước liên tục trong khoảng thời gian dài, bật/tắt nút trong nhiều giờ liền dẫn tới hỏng role, khiến chức năng ngắt điện của ấm siêu tốc mất đi. Nếu không để ý, nước sôi rồi cạn dần sẽ khiến bình nước phát nổ ảnh hưởng đến tính mạng của mọi người xung quanh.
Nước chưa sôi nhưng ấm báo tắt
Thông thường khi tín hiệu đèn báo xuất hiện nghĩa là ấm nước của bạn đã sôi, thế nhưng thật khó chịu khi nước được rót ra nguội lạnh như chưa hề được đun sôi. Lỗi này thường xuất phát từ việc bạn đun nước nóng liên tiếp, không chờ ấm nguội, khiến ấm nước không có thời gian nghỉ ngơi. Vì thế để không làm hỏng ấm, bạn nên cho ấm dừng lại khoảng 30 phút rồi mới tiếp tục đun nước.
Ấm siêu tốc bị rỉ sét
Nếu bạn rót nước ra cốc mà đáy cốc xuất hiện lạn sạn bụi sắt thì ngay lập tức bạn nên rút điện và bỏ chiếc ấm nước ấy ngay lập tức. Bởi việc sử dụng ấm nước quá lâu mà không vệ sinh sẽ khiến đáy ấm nước siêu tốc gỉ sét làm hiệu quả truyền nhiệt bị giảm rõ rệt gây tốn điện vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bạn nên vệ sinh ấm sau khi đun xong, đồng thời chú ý đến tuổi thọ của ấm nước siêu tốc trong thời gian sử dụng.
Ấm siêu tốc rò điện
Nếu bạn đun nước mà thấy có mùi khét thì 100% ấm nước của bạn đã bị rò điện. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây chập mạch và cháy nổ bất kì lúc nào. Đừng để đến khi xảy ra sự cố mới tá hỏa, mỗi khi đun nấu, bạn cần hết sức cẩn trọng, nếu ấm nước bị cũ hay chập mạch thì nên mua một chiếc ấm siêu tốc mới để phòng ngừa trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Trường hợp nữa nguy hiểm hơn chính là việc phần bọc điện của dây và phần đế tiếp xúc bị nứt, rò điện ra môi trường sau 1 thời gian dài sử dụng. Nếu chẳng may sờ phải chỗ hở hoặc tay bị ướt thì nguy cơ bị điện giật cao. Vì thế bạn nên thay đế tiếp điện và dây điện hay tốt hơn cả là thay luôn cả ấm siêu tốc mới.
Hãy là người sử dụng các thiết bị điện an toàn, đừng chủ quan bởi những điểm nhỏ có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc gây cháy nổ, nguy hiểm cho người sử dụng.
Nguyên Anh (Tổng hợp)