Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi ăn theo tiền số tại Việt Nam

Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi ăn theo tiền số tại Việt Nam

Lương Đức Trọng

Lương Đức Trọng

Thứ 3, 10/04/2018 18:20

Ra đời từ hàng trăm năm nay, mô hình lừa đảo Ponzi có nhiều hình thức khác nhau trên thế giới và tại Việt Nam để kiếm lợi bất chính từ các nhà đầu tư, điển hình là vụ lừa đảo tiền số "ảo" trị giá 15.000 tỷ của iFan đang nổi lên những ngày qua. Vậy làm sao để nhận biết đâu là mô hình Ponzi?

Mô hình Ponzi là vay tiền của người này trả nợ cho người khác. Kẻ lừa đảo sẽ đưa ra mức lợi tức hấp dẫn để dụ dỗ người cho vay, người cho vay thấy lợi nhuận cao lại giới thiệu thêm người khác để cho vay tiếp. Số tiền vì thế càng lúc càng lớn, mức lợi nhuận của mô hình Ponzi thường cao một cách bất thường.

Mô hình Ponzi ban đầu xuất hiện trong một số tiểu thuyết từ thế kỷ 19, nhưng trở nên nổi tiếng sau khi Charles Ponzi áp dụng nó vào đời thực năm 1920 và kiếm được rất nhiều tiền. Ban đầu, Ponzi mua phiếu giảm giá tem thư ở các nước có giá rẻ rồi đổi lấy tem thư ở những nơi đắt hơn, từ đó có lời.

Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi ăn theo tiền số tại Việt Nam

Mô hình lừa đảo Ponzi.

Dạng mua bán này được xem là không hợp pháp và sau đó, Ponzi hứa hẹn lợi nhuận 50% trong 45 ngày, 100% trong 90 ngày. Rất nhiều nhà đầu tư đã bị thu hút sau khi thấy thành công của Ponzi trong lĩnh vực tem thư. Tuy nhiên, Ponzi không đem số tiền thu được đi đầu tư mà dùng nó để trả lãi cho những người cũ, ông lấy phần còn lại của số tiền. Mô hình này sụp đổ khi công ty ông bị pháp luật điều tra.

Một số dấu hiệu dùng để nhận biết mô hình Ponzi là: lợi nhuận cam kết được mang lại cao một cách bất thường, dù thị trường có biến động thế nào thì lợi nhuận vẫn ổn định, không được đăng ký hợp pháp với chính quyền, các thông tin và chiến lược của công ty/tổ chức đều bí mật và khó hiểu, người đầu tư không được xem các giấy tờ hợp pháp về khoản đầu tư của mình, đưa tiền vào thì dễ còn rút tiền ra thì khó.

Hiện tại ở Việt Nam, có khá nhiều công ty/ tổ chức áp dụng mô hình Ponzi để lừa đảo, nhất là trong lĩnh vực tiền số, đầu tư ủy thác,… iFan và đồng tiền số "ảo" của mình là 1 ví dụ điển hình với "mồi câu" là lời hứa hẹn lãi suất cao lên đến 48% trên một tháng và rất nhiều người đã mắc bẫy.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.