Trong một báo cáo, các chuyên gia Markus Schiller và Robert H. Schmucker của Đức khẳng định, toàn bộ 6 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phô diễn trong lễ duyệt binh chỉ là mô hình. “Không có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã thực sự sở hữu một ICBM có thể hoạt động”.
Một bức ảnh được chụp ngày 26/7/2013 trong một cuộc diễu binh ở Pyongyang, thủ đô CHDCND Triều Tiên cho thấy 2 tên lửa được đặt ở 2 vị trí khác nhau ở phía trước tên lửa đạn đạo Hwasong-13, (vùng được tô màu sáng hơn). |
Sau xem xét kỹ lưỡng các bức ảnh diễu hành từ 27/6 và các hình ảnh có độ phân giải cao từ NBC News, các chuyên gia Mỹ cũng đồng tình với ông Markus khi nói với NBC News: “bức ảnh mà chúng tôi nhận xét có thể là thiết bị mô phỏng tên lửa chủ yếu dùng cho đào tạo.” Tuy nhiên các chuyên gia giấu tên không tiết lộ phương pháp giám định các bức ảnh.
Các chuyên gia Mỹ và phương Tây gần đây tỏ ra quan ngại về thực lực thật sự của vũ khí hạt nhân đang được xây dựng ở Triều Tiên, bao gồm những chương trình tên lửa bí mật có tầm bắn đến Đông Á.
Một chuyên gia Hàn Quốc đã nói rằng “hình ảnh bị lộ ra gần đây nhất mà mọi người thấy cho thấy tên lửa có một vài sai sót.”
Đầu đạn hình lượn sóng của tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu binh |
Ông Schiller cho rằng, cấu trúc bề mặt của đầu đạn của Triều Tiên có hình lượn sóng, trong khi một đầu đạn thật sẽ phải được thiết kế phẳng để chịu được áp lực khi quay trở lại bầu khí quyển. Ngoài ra một tên lửa đặt trên bệ phóng di động với kích cỡ như vậy luôn phải sử dụng chất nổ rắn, trong khi các bộ phận của tên lửa được lắp đặt các van để bơm chất nổ dạng lỏng.
Bên cạnh đó, mỗi quả tên lửa trông hơi khác do với các quả còn lại, dù chúng cố được làm giống nhau. Các tên lửa này thậm chí còn không lắp vừa trên các xe phóng chở chúng.
Để chứng thực thêm thông tin, các chuyên gia Mỹ và các nhà phân tích quân sự từ các nước khác nhau đã kiểm tra những bức hình có độ phân giải cao của tên lửa tầm trung Musudan và tên lửa Hwasong-13 được chụp vào lễ diễu binh vào ngày 27/6.
Kết quả cho thấy: Những tên lửa được nhìn thấy trong ảnh được sản xuất để trình diễn, không phải để phóng.
Ông Schiller nói rằng điểm khác biệt ở tên lửa nói lên một điều: khiến người khác tin rằng chúng chỉ là những mô hình tên lửa, nhưng là một sự “mô phỏng vụng về.”
W2 (Tổng hợp theo NBC News)