Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày

Phạm Trọng Tùng

Phạm Trọng Tùng

Thứ 6, 16/02/2024 14:26

Ngày 16/2 (tức mồng 7 Tết Giáp Thìn), hàng ngàn người dân đổ về Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 xem "vua" xuống ruộng đi cày.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, được UBND tỉnh Hà Nam phục dựng và tổ chức quy mô lớn trong nhiều năm gần đây.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 2).

"Tịch điền" theo từ điển Hán Việt có nghĩa là ruộng do đích thân nhà vua xuống cày. Lễ hội đã tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản" để khuyến khích nông nghiệp.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 3).

Phần lễ Tịch điền có các nghi thức như: Rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 4).

Chào mừng lễ hội là màn biểu diễn múa trống, múa rồng do đội trống nữ, đội múa rồng của làng Đọi Tam thể hiện.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 5).

Tiếng trống da trâu từ ngàn xưa vọng lại, tiếp tục gióng lên những âm hưởng trầm hùng cầu cho một năm nhân khang, vật thịnh, quốc thái dân an, mùa màng bội thu.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 6).

Cụ cao niên đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 7).

Các đại biểu, lãnh đạo thực hiện nghi lễ dâng hương.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 8).

Sau các phần nghi lễ, một cụ già phong thái đức cao, vọng trọng, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa, được chọn lên nhập linh khí Vua Lê Đại Hành.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 9).

Cụ cao niên được khoác long bào thúc khiển trâu cày những sá đầu tiên mở ra mùa vụ mới.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 10).

Theo thứ tự, "vua Lê Đại Hành" dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày). Sau đó, tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 11).

Theo sau các đường cày là các nam thanh, nữ tứ gieo hạt giống.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 12).

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, du khách thập phương tưởng nhớ về cội nguồn, giáo dục các thế hệ trẻ truyền thống yêu lao động của cha ông.

Văn hoá - Đầu năm “vua” xuống ruộng đi cày (Hình 13).

Theo sử sách ghi chép lại, mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã cùng văn võ bá quan cày tịch điền ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Từ đó, những thửa ruộng này sau được gọi là "kim ngân điền", người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách trang trọng, thành kính. Lễ hội đã ăn sâu vào tâm linh người dân, trở thành một di sản, một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo mỗi dịp đầu Xuân mới.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.