Đau tai đi khám, bác sĩ sốc nặng khi lôi ra thứ trong tai người phụ nữ

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 5, 14/03/2024 11:00

Các bác sĩ ở Ấn Độ đã rất bối rối khi phát hiện ra một con dế sống sống bên trong tai của một người phụ nữ.

image

Lalita Dhimar, đến từ Jodhapur, được khám tại Bệnh viện quận Dhamtari ở Chhattisgarh, miền trung Ấn Độ. Cô đã được bác sĩ U Kaushik điều trị, người đã sử dụng kính hiển vi để nhìn vào bên trong tai cô trước khi tìm thấy con côn trùng.

Video - Đau tai đi khám, bác sĩ sốc nặng khi lôi ra thứ trong tai người phụ nữ (Hình 2).

Các bác sĩ bối rối khi tìm thấy con côn trùng trong tai bệnh nhân.

Đoạn clip ghi lại cho thấy, bác sĩ dùng nhíp kéo con côn trùng ra khỏi tai người phụ nữ. Con dế khá lớn và liên tục ngọ nguậy khi được đưa ra ngoài.

Lalita đã không hề biết về sinh vật này và không để ý khi nó bò vào tai cô. Nếu con dế vẫn ở trong ống tai của Lalita thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Video - Đau tai đi khám, bác sĩ sốc nặng khi lôi ra thứ trong tai người phụ nữ (Hình 3).

Lalita đã không biết về sinh vật này.

Đây không phải là lần đầu tiên các bác sĩ tìm thấy một con dế sống sống bên trong tai của một người, sự việc tương tự đã xảy ra với một người đàn ông ở Ấn Độ vào năm 2014. Các bác sĩ đã tìm thấy một con dế trong ống tai của người đàn ông và dùng nhíp để gắp nó ra.

Michael Sweet, giảng viên tại Đại học Derby và là chuyên gia về sinh học động vật không xương sống cho biết, côn trùng thích những nơi ấm áp và ẩn náu vào ban ngày. Có khả năng con dế này đã bò vào tai người đàn ông khi anh ta đang ngủ và trốn ở đó cho đến khi màn đêm buông xuống.

Trong một vụ việc khác, một bác sĩ đã tìm thấy một con dế khác trong tai một bệnh nhân 50 tuổi sau khi cô phàn nàn về "những tiếng động vang lên" và "cảm giác kỳ lạ". Ban đầu họ tin rằng đó là chứng ù tai và bị sốc khi phát hiện ra thứ bên trong.

Bác sĩ Piradee Chanmonthon, 37 tuổi, cho biết người phụ nữ rất may mắn vì con dế không đẻ trứng. Ông nói: "May mắn là con dế không đẻ trứng hay dính vào tai cô ấy vì việc loại bỏ sẽ mất nhiều thời gian hơn và có thể phải phẫu thuật".

Tác dụng phụ của chấn thương tai bao gồm đỏ, sưng và tiết dịch như máu, dịch viêm và mủ. Chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn là những triệu chứng nghiêm trọng hơn của các vấn đề về tai.

Tiến sĩ Richard Nelson, bác sĩ y khoa cấp cứu tại Trung tâm y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio, cho biết việc côn trùng bò vào tai người không phải là hiếm. Ông giải thích thêm: "Gián là loại côn trùng phổ biến nhất xâm nhập vào tai con người. Chúng có xu hướng chạy về những nơi nhỏ, tối, phù hợp với mô tả của tai".

Hải Vân (Theo Mirror)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.