Trao đổi mới đây với báo chí về câu hỏi cá biển miền Trung đã ăn được chưa, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có những đánh giá và nhận định riêng.
Theo ông Phong, sau sự cố cá biển chết hàng loạt ở miền Trung vào đầu tháng 4, hiện nay tình hình cũng đã dần đi vào ổn định. Để khắc phục dần, chúng ta phải đánh giá tình trạng biển xa bờ và gần bờ rộng rãi hơn. Trong những kết quả gần đây, kể cả một số mẫu xét nghiệm gần bờ, đã phát hiện một số mẫu hải sản có hàm lượng kim loại nặng và các chất độc vượt ngưỡng. Trong tháng 8, kết quả chỉ có một mẫu hải sản vượt ngưỡng Cadimi là kim loại nặng. Còn những yếu tố khác, chúng ta phải xét nghiệm về mặt quan trắc. Ví dụ, Xyanua, Fenol, chúng ta chưa có quy định về ngưỡng, trên thế giới cũng chưa có quy định về ngưỡng là như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải làm để phối hợp quan trắc về môi trường.
Phải đợi đến đầu tháng 9 mới có kết luận từ phía Bộ Y tế: Cá biển miền Trung đã ăn được chưa?
Ông Phong cho rằng, để trả lời câu hỏi thủy hải sản miền Trung hiện nay đã ăn được chưa, cần phải có những đánh giá rộng hơn, đầy đủ hơn, phải tiến hành lấy mẫu rộng và toàn diện hơn nữa.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai và sẽ cố gắng tổng hợp tất cả các mẫu xét nghiệm. Kết quả sẽ được công bố vào đầu tháng 9.
Ông Phong khẳng định: “Vượt ngưỡng quy định thì không tốt cho sức khỏe”. Vì vậy, không nên sử dụng thủy hải sản cho đến khi có những kết quả xét nghiệm an toàn.
Trước đó, ngày 24/8, Bộ Y tế công bố các kết quả xét nghiệm mẫu thủy hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế vào tháng 7 và tháng 8. Theo đó, số mẫu cá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu là không đạt quy định về hàm lượng kim loại nặng đã giảm. Trong tháng 7 lấy 27 mẫu kiểm nghiệm, chỉ phá