Tuy nhiên, việc chữa trị gút không đơn giản chỉ uống thuốc là khỏi, mà cần bạn phải thiết lập lối sống khoa học, song hành với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy bệnh gút không nên ăn gì?
Cụ thể, xin được phép liệt kê một số món ăn “đại kỵ” với người bị gút. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo để kiêng hẳn hoặc hạn chế tiêu thụ ở mức tối đa:
Bị gút không nên ăn thực phẩm giàu nhân purin
Đứng đầu trong danh sách các món ăn không nên dùng là nhóm thực phẩm giàu purin. Purin là tác nhân khiến axít uric tăng cao, là nguyên nhân gây ra bệnh gút cũng như khiến gút trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh được các bác sỹ khuyên phải kiêng gần như tuyệt đối các món ăn này.
Chúng bao gồm thịt đỏ, hải sản (đặc biệt là cá trích, trứng cá, cá cơm), phủ tạng động vật, cá hộp, thịt hộp, giá đỗ, măng tre, măng tây, nấm; các chế phẩm cacao, chocolate… Ngoài ra nước hầm xương, nước luộc thịt cũng nằm trong nhóm phải hạn chế.
Để thay thế các dưỡng chất và hàm lượng protein do thiếu hụt, bạn có thể thay thế những món trên bằng các món ít purin hơn, chẳng hạn như trứng, đậu phụ, bơ, rau quả… Thường thì các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật sẽ ít purin hơn và an toàn hơn cho người tiêu thụ.
Bệnh gút nên kiêng thực phẩm chua
Bện gút nên kiêng ăn đồ chua, lý do là vì khi ăn các món đã được ngâm chua mặn, chẳng hạn như dưa chua, cà muối và một số loại hoa quả chua đậm… hàm lượng axít uric trong máu sẽ gia tăng nhanh hơn, gây áp lực lên vùng khớp xương đau nhức ở người bị gút, tạo điều kiện cho các cơn gút cấp hình thành.
Như vậy, ngoài các món muối chua, bệnh nhân cũng nên hạn chế tối đa việc thưởng thức các món nước ép chua như nước chanh, nước cam và những thức uống quá dồi dào vitamin C.
Bệnh gút cần kiêng rượu bia, chất kích thích
Các thức uống có hại đối với người bị gút là bia, rượu, trà, café… Bởi khi uống những loại này, khả năng bài xuất axít uric của thận sẽ bị giảm, khiến lactat máu tăng nhanh. Khi lactat và axít uric cùng tồn tại nhiều trong cơ thể và ức chế đào thải lẫn nhau, sẽ gây cản trở rất lớn trong quá trình điều trị gút.
Bên cạnh đó, các thức uống quá ngọt, các thức uống có gas cũng cần đưa vào danh sách thực phẩm hạn chế ở người bị gút…
* Gợi ý thực đơn mẫu cho người bệnh gút
Các thông tin bệnh gút không nên ăn gì ở trên chỉ là phần nổi của vấn đề. Quan trọng là bệnh nhân phải học được cách thiết lập một thực đơn hợp lý, khoa học nhất và áp dụng xuyên suốt trong quá trình chữa bệnh. Có như vậy hiệu quả điều trị mới đạt kết quả khả quan, chứ chỉ kiêng cữ và giảm ăn cũng không giúp bạn cải thiện sức khỏe được.
Vậy ăn như thế nào là an toàn khi bị gút? Theo các chuyên gia, thực đơn mẫu có thể như sau (dành cho người nặng 50kg, tổng năng lượng nạp vào 1 ngày khoảng 1.600 kcal).
- 10% protein (40g)
- 75% chất bột đường (300g)
- 15% chất béo (27g)
- Tùy ý sử dụng hoa quả có lợi cho người bệnh.
Kèm theo một số chú ý sau
- Không tiêu thụ quá 1g purin/kg cân nặng (ví dụ không ăn quá 100g thịt hoặc đậu đỗ/ngày).
- Không ăn đêm.
- Không ăn thức ăn nhanh, mì tôm, các món chiên ngập dầu…
- Chăm chỉ vận động mỗi ngày từ 20-30 phút các môn thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, đi dạo, yoga…
- Sử dụng thêm viên uống xương khớp Aria - Thảo dược hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả do gút gây ra, giúp giảm đau, tiêu viêm, đào thảo axít uric, phục hồi chức năng khớp.
Sản phẩm hiện đã có mặt trên toàn quốc, người bệnh có thể tìm hiểu đặt hàng qua website SIEUTHISONGKHOE.COM hoặc liên hệ hotline 0888 533 350.
Trang Nguyễn