Đây là "số phận" của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy

Đây là "số phận" của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 22/08/2020 14:03

Nhiều khán giả yêu thích phim cổ trang Hoa ngữ thường tò mò sau khi đóng máy những bộ trang phục cầu kỳ, lộng lẫy sẽ được xử lý như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Dòng phim cổ trang vốn là thế mạnh của các nhà làm phim Trung Quốc. Bên cạnh dàn diễn viên vừa có ngoại hình, vừa có diễn xuất thì sự đầu tư về bối cảnh và trang phục cũng góp phần tạo nên sự thành công của một bộ phim. Với mỗi dự án, các nhà sản xuất phải bỏ ra chi phí không nhỏ cho khâu chuẩn bị phục trang. Do đó việc xử lý chúng thế nào cho hợp lý, tiết kiệm vẫn luôn là bài toán khiến các nhà làm phim đau đầu. Vậy sau khi phim đóng máy, những bộ đồ này sẽ được sử dụng như thế nào?

Tái sử dụng trong phim khác

Sử dụng lại các bộ trang phục trước đó là cách làm vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường. Những fan “ruột” của TVB chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều bộ trang phục được sản xuất cách đây cả chục năm nhưng vẫn được nhà đài cất giữ cẩn thận và "trưng dụng" khi quay các bộ phim sau này.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy
Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 2).

Điển hình như trang phục mà Kim Luân Pháp Vương mặc trong Thần điêu đại hiệp (1995) tiếp tục được Cổ Thiên Lạc dùng lại trong Cỗ máy thời gian (2001).

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 3).

Bộ trang phục Quan Vịnh Hà diện trong phim Miêu Thúy Hoa (1997) xuất hiện trong bộ phim Thâm cung nội chiến (2004).

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 4).

Không chỉ riêng phim TVB, trong tác phẩm kinh điển Hoàn Châu Cách Cách, cả ba nhân vật Kim Tỏa, Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vi cũng gây chú ý khi cùng mặc một chiếc áo màu hồng.

Bán đấu giá làm từ thiện

Đối với những dự án phim có vốn đầu tư lớn, trang phục được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt thì một số bộ sẽ được mang đi bán đấu giá lấy tiền làm từ thiện. Những người mua lại thường là fan hâm mộ của diễn viên hoặc bộ phim. Giá trị mỗi bộ trang phục sẽ phụ thuộc vào danh tiếng của người đã khoác nó lên người.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 5).

Ví dụ trang phục của Dương Mịch trong Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa nguyên giá là 5000 NDT (hơn 16 triệu đồng) sau đó được fan hâm mộ mua lại với giá 8000 NDT (gần 30 triệu đồng).

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 6).

Hay bộ trang phục mà Lý Dịch Phong mặc trong Cổ Kiếm Kỳ Đàm cũng được bán với giá hơn 10 nghìn NDT (gần 36 triệu đồng)

Được diễn viên giữ lại

Vì quá yêu thích nhân vật hoặc có kỷ niệm đặc biệt với bộ phim mà không ít diễn viên muốn sở hữu những bộ trang phục mình từng khoác lên người.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 7).

Nữ diễn viên Châu Tấn sau khi tham gia Hậu Cung Như Ý Truyện đã giữ lại tới...90% trang phục của nàng Như Ý vì quá yêu thích nhân vật này.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 8).

Triệu Hựu Đình cũng giữ lại một vài bộ trang phục của Dạ Hoa trong Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa sau khi phim đóng máy.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 9).

Phạm Băng Băng thì “giữ làm của riêng” bộ Long bào cô đã diện trong Võ Mị Nương Truyền Kì. Được biết các nhân viên đã tốn gần 500 ngàn NDT (hơn 1,6 tỷ đông) và dùng thời gian của mấy tháng để làm ra bộ trang phục này.

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 10).

Nam diễn viên Bao Bối Nhĩ thậm chí còn dùng bộ đồ chú rể trong phim Mật Thám Hoan Hỷ cho đám cưới của mình ngoài đời. Cách này vừa tiết kiệm lại góp phần tuyên truyền cho bộ phim anh lần đầu đảm nhận vai trò “tự biên tự diễn”, thật đúng là “nhất cử lưỡng tiện”.

Cất vào kho

Ngôi sao - Đây là 'số phận' của trang phục trong phim cổ trang sau khi phim đóng máy (Hình 11).

Với "bom tấn" như Hậu cung Chân Hoàn truyện, trang phục của dàn diễn viên lên đến khoảng 800 bộ.

Thế nhưng, trong một số phim có chế tác lớn, được đầu tư kỹ lưỡng,đa số trang phục do đoàn phim tự tạo ra thì sẽ không có chuyện được dùng đến lần thứ hai. Lý do là những trang phục này được thiết kế riêng để phục vụ cho bộ phim đó, nếu đưa vào phim khác sẽ không còn phù hợp. Hơn nữa những trang phục mà diễn viên chính khoác lên người khán giả đã quá quen thuộc, nếu dùng trong phim khác thì dễ bị phát hiện. Điều này sẽ khiến khán giả nghi ngờ về sự đầu tư và chất lượng của bộ phim. Vì vậy, đa số chúng được cất giữ vào kho, chỉ một số ít trong đó được lấy ra chỉnh sửa rồi tiếp tục sử dụng.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.