Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Gạo An Giang

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Gạo An Giang

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 3, 16/08/2022 18:00

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 507/KH-UBND “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Thời gian qua, gạo An Giang tham gia các kỳ thi triển lãm gạo ngon nhất thế giới, kết quả đạt được nhiều thành tích. Như giống gạo Lộc Trời 1 của Tập đoàn Lộc Trời - An Giang đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới vào năm 2015; năm 2018, giống gạo Lộc Trời 28 (hay còn gọi là gạo Thiên Vương) đoạt giải nhất tại Hội nghị thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 tại Trung Quốc khi vượt qua gạo Hom Mali nổi tiếng của Thái Lan…

Tuy nhiên, sự thành công của gạo An Giang chỉ dừng lại ở nội dung đơn lẻ của cuộc thi, của từng doanh nghiệp tham gia, vấn đề quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, quảng bá thương hiệu gạo An Giang còn hạn chế, dẫn đến phân tán nhiều nguồn lực trong vấn đề xúc tiến thương mại và chiến lược thị trường tiêu thụ gạo.

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, ngành hàng lúa gạo An Giang trong các năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sản lượng gạo chế biến của tỉnh đạt gần 2 triệu tấn/năm, xuất khẩu khoảng 500.000 tấn/năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng chưa đồng bộ, sản lượng gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có thương hiệu còn rất ít.

Kinh tế vĩ mô - Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Gạo An Giang

Thời gian qua, gạo An Giang tham gia các kỳ thi triển lãm gạo ngon nhất thế giới, kết quả đạt được nhiều thành tích.

Để xây dựng, phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang, từng bước đưa gạo An Giang trở thành nhãn hiệu gạo nổi tiếng trong và ngoài nước, tỉnh xác định gạo An Giang là gạo thơm, màu sắc hạt trắng, gạo hạt dài là sản phẩm chiến lược cho phân khúc thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ vận hành với các tiêu chí chất lượng không ngừng được cải tiến thông qua kiểm định, chứng nhận…, đi kèm với những điều kiện quản lý thích hợp và sử dụng địa danh An Giang, một địa danh có mức độ ảnh hưởng lớn hơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn; sản phẩm chế biến phát sinh từ các sản phẩm chủ lực.

Theo đó, sản phẩm gạo An Giang được người tiêu dùng nhận diện và yêu thích với tỷ lệ cao; các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ được xúc tiến đưa vào các siêu thị lớn như: Coopmart, Mega, Big C, Lotte...

Tỉnh tập trung nâng cao danh tiếng, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm gạo An Giang, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, sau khi nhãn hiệu “Gạo An Giang” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký (loại nhãn hiệu chứng nhận), tỉnh An Giang sẽ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cho khoảng 10 tổ chức, cá nhân có sản phẩm gạo tỉnh An Giang. Đến năm 2030, An Giang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cũng như các sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm gạo An Giang đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Kinh tế vĩ mô - Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Gạo An Giang  (Hình 2).

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

 

Trao đổi với Báo Tin tức, để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết thời gian tới, tỉnh An Giang đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; trong đó, tỉnh tập trung nghiên cứu thị trường hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”. An Giang đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thông qua việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong tỉnh và địa phương trong nước.

Theo ông Thư, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương trên địa bàn tỉnh chọn lựa các sản phẩm gạo ứng dụng công nghệ cao của địa phương để tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; theo dõi, giám sát và phối hợp kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” đã được cấp quyền sử dụng tại các địa phương theo đúng quy định.

Để tạo mạng lưới sản xuất giống từ nguyên chủng đến giống xác nhận gắn với doanh nghiệp sản xuất, UBND tỉnh An Giang có Quyết định số 1994 ban hành Chương trình giống lúa phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang”. Chương trình nhằm phát triển thương mại hóa sản phẩm gạo dựa trên các giống lúa chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng, canh tác của địa phương đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước như: Jasmine 85, Lộc Trời 28, AG1, Đài Thơm 8, OM 5451, Nàng Hoa 9, OM 18…

Trong giai đoạn đầu, An Giang tập trung nghiên cứu lựa chọn và phát triển 4 giống lúa phục vụ Đề án như: Jasmine  85, Lộc Trời 28, OM 18, OM 5451. Đồng thời chọn tạo, tuyển chọn, mua quyền sở hữu các giống có triển vọng cao để bổ sung từ 1-2 giống mới vào bộ giống lúa của tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Công Thương An Giang, Hiệp định RCEP được đánh giá đem lại nhiều hiệu quả cho kim ngạch xuất khẩu tỉnh An Giang; sản phẩm nông, thủy sản của tỉnh tiếp tục được công nhận khi có mặt tại 11/14  thành viên.

Trong khi đó Hiệp định EVFTA được đánh giá tích cực đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của tỉnh; khi có sự chuyển dịch rất quan trọng từ gạo trắng sang các dòng gạo thơm và đã được thị trường khó tính như EU chấp thuận.

Giám đốc Sở Công Thương An Giang đánh giá, xuất khẩu gạo sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong cả năm 2022 nhờ ưu đãi từ hiệp định EVFTA, đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Pháp. Bên cạnh đó, giá gạo tăng lên được cho là tin vui đối với nông dân trước việc chi phí sản xuất tăng lên do giá phân bón tăng trong thời gian qua.

Năm 2022, An Giang kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sẽ đạt kế hoạch theo kịch bản tăng trưởng đã xây dựng, đạt trên 1,1 tỷ USD, đạt 100% mục tiêu kế hoạch đề ra.

Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia xúc tiến trong và ngoài nước; phối hợp Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu An Giang có khả năng thâm nhập vào hệ thống phân phối lớn, hệ thống siêu thị ở thị trường châu Âu, giống như đã hỗ trợ cho Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo qua thị trường Pháp.

An Giang cũng sẽ tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận các thông tin về thị trường, các hiệp định thương mại tự do; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định hiện hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.

Hương Anh (tổng hợp) 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.