ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không hy sinh TNTN để phát triển kinh tế

ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không hy sinh TNTN để phát triển kinh tế

Vũ Phương

Vũ Phương

Thứ 2, 29/05/2017 17:31

Đó là khẳng định của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khi nói về lo ngại bán đảo Sơn Trà có thể bị bê tông hóa bởi các dự án du lịch đang gây bức xúc dư luận.

Điểm nóng - ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không hy sinh TNTN để phát triển kinh tế

Nhiều biệt thự "khủng" chưa được cấp phép đã xây dựng tại bán đảo Sơn Trà.  

Mới đây, hiệp hội Du lịch Đà Nẵng chính thức gửi kiến nghị đến Quốc hội xem xét lại quy hoạch tổng thể phát triển Sơn Trà. Theo đó, quy hoạch này chưa đánh giá hết sự đa dạng sinh học và đề ra các giải pháp để bảo tồn thiên nhiên cả trên cạn và dưới nước ở bán đảo Sơn Trà.

Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đi thị sát bán đảo Sơn Trà và có cuộc họp gấp với các đơn vị liên quan. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và TP.Đà Nẵng 3 tháng để trả lời các kiến nghị của hiệp hội Du lịch tỉnh này về quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Xung quanh vấn đề chưa triển khai quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà trong 3 tháng tới, PV báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh).

Điểm nóng - ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không hy sinh TNTN để phát triển kinh tế (Hình 2).

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.  

PV: Trước tiên cá nhân ông đánh giá như thế nào về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ chưa triển khai dự án quy hoạch khu du lịch Quốc gia Sơn Trà?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát bán đảo Sơn Trà rồi sau đó có cuộc họp gấp vào chiều 28/5 trong lúc Quốc hội nghỉ họp cuối tuần và đã có chỉ đạo trong vòng 3 tháng chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà là rất đáng hoan nghênh, điều đó thể hiện tinh thần “Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ.

Về vấn đề của bán đảo Sơn Trà cũng như là nhiều nơi khác, cá nhân tôi từng nêu như ở Sơn Đoòng, Cát Bà, Hạ Long… hay các vùng miền khác, như Chính phủ đã từng nêu “không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế”, ở đây tôi cho rằng không chỉ là môi trường mà nói đúng phải là “không hy sinh tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.

PVNhiều ý kiến cho rằng, không ít khu du lịch ở nước ta có giá trị, nhưng đang bị bê tông hóa vì mục đích kinh tế, ông có ý kiến như thế nào về cách làm này?

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản hết sức quý báu, để phát triển đất nước một cách bền vững cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Như tài sản thiên nhiên Sơn Đoòng là tài sản thiên nhiên hàng triệu năm kiến tạo mới được như vậy, phải nói rằng, rất hiếm hoi trên thế giới.

Nếu mà chúng ta khai thác phụ vụ lợi ích nhất thời, nó sẽ phá hỏng đi sự nguyên vẹn, nguyên sơ, độc đáo và thậm chí ở góc độ nào đó là sự hủy hoại tài sản thiên nhiên đó.

Tôi cho rằng phát triển theo hướng này là một khuyết điểm lớn về mặt quản lý, một sai lầm về nhận thức.

Trong vấn đề Sơn Trà, tôi cũng cho rằng tìm được một khu vực thiên nhiên quý báu như Sơn Trà thì bây giờ không còn nhiều ở nước ta nữa. Do đó, cần thiết chúng ta phải bảo tồn được.

Điểm nóng - ĐB Trương Trọng Nghĩa: Không hy sinh TNTN để phát triển kinh tế (Hình 3).

Hàng chục biệt thự bỏ hoang dưới chân núi Sơn Trà.  

PVPhát triển du lịch bền vững tại khu du lịch quốc gia Sơn Trà, theo ông cần phải làm gì?

ĐBQH Trương Trọng NghĩaĐến nay, chúng ta đã cho phép 300 biệt thự và đến đó là dừng, giờ là việc đầu từ để bảo tồn thiên nhiên.

Một khu vực môi trường tốt, thiên nhiên đẹp, trong sạch người ta mới ở lâu. Hướng của du lịch nói chung, chúng ta tiếp tục đầu tư, tôn tạo không được hủy hoại thiên nhiên, di sản.

Ngăn chặn áp lực, xu hướng khai thác ngắn hạn chộp giật, lợi dụng trong thời gian ngắn hạn bất chấp tài sản quý báu của thiên nhiên, di sản để mưu lợi ngắn hạn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vũ Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.