ĐBQH: Để đạt tăng trưởng 8%, cần phải nỗ lực hơn 100%

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 15/02/2025 17:52

Để góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu có cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương có thế mạnh riêng có để khai thác hiệu quả, tiềm năng, lợi thế.

Giải quyết các tồn tại trong giải ngân đầu tư công

Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Tham gia ý kiến, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) tán thành và đánh giá cao báo cáo của Chính phủ. Theo ông Mai, năm 2025 với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% cần phải nỗ lực hơn 100% của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.

Về đẩy mạnh hoàn thiện thể chế pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, ông Mai cho biết, theo đánh giá của Chính phủ thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", tư duy xây dựng pháp luật còn nặng về quản lý hơn là kiến tạo phát triển. Một số quy định của pháp luật cơ chế chính sách còn chậm, chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phân cấp, phân quyền còn có nhiều bất cập, hạn chế.

Tránh tình trạng sắp xếp bộ máy

ĐBQH Dương Khắc Mai (Ảnh: Media Quốc hội).

Do đó, ông đề nghị trong Nghị quyết nên bổ sung tập trung đưa ra các giải pháp toàn diện, định hướng trong công tác xây dựng pháp luật để tham vấn những điểm nghẽn, không nên đưa việc phải sửa luật này, luật kia cụ thể như trong dự thảo Nghị quyết. 

Để từ đó làm cho thể chế không còn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" mà là "đột phá của đột phá", kiến tạo, tạo không gian phát triển mới.

Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Quốc hội đã và sẽ đang thành nhiều luật theo dạng "một luật sửa nhiều luật" và ngược lại một luật cũng được sửa đổi bổ sung ở nhiều luật có liên quan, kéo theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được sửa đổi, bổ sung. Nhưng, đại biểu cho rằng tình trạng nợ các văn bản để hướng dẫn thi hành vẫn còn, vì vậy cần khắc phục triệt để tình trạng này.

Thêm vào đó là việc ban hành các văn bản hợp nhất cũng phải đặc biệt quan tâm, thực hiện bảo đảm thuận tiện trong khi thực hiện.

Cùng với đó, tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu, hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công. 

Bày tỏ thống nhất ý kiến của Ủy ban Kinh tế là đầu tư công năm 2025 là một trong những trụ cột để tăng trưởng, ông Mai cho rằng cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý, đầu tư công, bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm trong điều kiện giải ngân vốn đầu tư công là khâu yếu kéo dài nhiều năm.

Đặc thù năm 2025 tăng cường chính sách tài khóa, vốn đầu tư công bố trí ở mức cao, nhiều dự án trọng điểm hoàn thành hoặc chuẩn bị đầu tư; có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội. Thực hiện thành công chủ trương "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư".

Đại biểu cũng lưu ý giải quyết các tồn tại trong giải ngân đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tránh tình trạng sắp xếp bộ máy

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 15/2 (Ảnh: Media Quốc hội).

"Như tôi đã từng phát biểu, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, thường xuyên đôn đốc nhưng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhiều năm chưa được khắc phục một cách triệt để. Vì vậy, cần đánh giá kỹ làm rõ nguyên nhân nhất là nguyên nhân từ thể chế cũng như trách nhiệm của các chủ thể để từ đó có giải pháp toàn diện nhằm chấm dứt tồn tại này trong thời gian tới", ông Mai nói.

Về nội dung đẩy mạnh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả quy hoạch điện VIII trong bối cảnh mới, ông Mai đề nghị: "Chính phủ cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo hiện nay đang đứng im như một dấu chấm than lớn giữa trời đất, gây lãng phí nguồn lực của xã hội".

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Chính phủ, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động và yêu cầu phát triển chưa góp phần tạo đột phá về năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Trong khi đó, yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động là nguồn nhân lực chất lượng kỹ thuật cao, năng suất lao động là yếu tố quyết định sự thắng lợi của mục tiêu tăng trưởng trên 8% đặt ra. Do chỉ tiêu này gắn liền với tốc độ tăng trưởng, sức cạnh tranh và quy mô của nền kinh tế. 

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, đào tạo nguồn nhân lực nhằm bảo đảm chỉ tiêu này có tốc độ tăng nhanh, bền vững. 

Đồng thời, để góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026-2030, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu có cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương có thế mạnh riêng có để khai thác hiệu quả, tiềm năng, lợi thế cho phát triển chung của đất nước và phát triển của địa phương.

Tháo gỡ những dự án còn vướng

Tham gia ý kiến tại nghị trường, ĐBQH Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) thống nhất với dự báo bối cảnh, tình hình và mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, được Chính phủ đề xuất tại Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.

ĐBQH: Để đạt tăng trưởng 8%, cần phải nỗ lực hơn 100%- Ảnh 3.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Ảnh: Media Quốc hội).

Báo cáo của Chính phủ đề cập 5 nhóm giải pháp tương đối toàn diện, đầy đủ. Theo đại biểu, điều này thể hiện quyết tâm cũng như nỗ lực của Chính phủ; mục tiêu đạt 8% năm 2025, không chỉ có nghĩa của riêng năm 2025 mà là chuẩn bị tiền đề quan trọng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030 trên 10% liên tục các năm.

Theo bà Thu, muốn phát triển ngay trong năm 2025, thì phải tháo gỡ cho những chương trình, dự án chúng ta đã đầu tư từ năm 2023, 2024 thậm chí trước đó. Đặc biệt các dự án đang bị dừng lại nhiều năm nay do vướng mắc cơ chế chính sách trước kia.

Như vậy, có hai vấn đề, một là tất cả những chính sách này để thúc đẩy phát triển đưa vào cuộc sống, để 1 trong 2 năm nữa ra sản phẩm, các kết quả đạt được trong các năm tiếp theo.

Hai là, tháo gỡ những tồn đọng, những nội dung đang dở dang trong giai đoạn tiếp theo và tập trung cho những dự án, các chương trình cần hoạt động, đang triển khai từ những năm trước.

Vì vậy, chính sách phải đồng bộ cả tháo gỡ, cả đẩy nhanh và cả phát huy hiệu quả những nội dung đang làm. Tăng trưởng là tăng đầu tư, tăng tiêu dùng, tăng sản xuất, huy động nguồn vốn trong dân và phải dự phòng và chấp nhận rủi ro; phải có phương án vượt lên rủi ro, biến cơ hội thành thách thức.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.