ĐBQH không tán thành việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 31/10/2023 | 16:49
0
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Duy Thanh cho rằng việc Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK là không phù hợp với thực tế, việc này dễ dẫn đến quay lại tình trạng độc quyền.

Tham gia phát biểu ý kiến tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 chiều 31/10, ĐBQH, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) dành phần lớn thời gian để góp ý về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Dễ quay lại tình trạng độc quyền

Ông Thanh cho biết, tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã nhận được Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông”.

Vị đại biểu nhìn nhận báo cáo đã đánh giá một cách khách quan, công bằng những thành công của việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong thực tế triển khai, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân cả nước vào công cuộc đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời nêu lên những kiến nghị xác đáng, có tính hệ thống với Chính phủ để đổi mới đạt kết quả tốt hơn.

Nêu kiến nghị cụ thể, ông Thanh không tán thành về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ SGK theo Nghị quyết 88. Nói về lý do này vị ĐBQH chỉ ra 3 nguyên do cơ bản:

Giáo dục - ĐBQH không tán thành việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK

ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau).

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục năm 2019. “Cả hai văn bản nói trên đã điều chỉnh quy định của Nghị quyết 88/2014 về việc “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK””, Tiến sĩ Thanh nhấn mạnh. 

Thứ hai, về cơ sở thực tiễn, ông Thanh cho biết việc này không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

Thứ ba, về hậu quả, việc này dễ dẫn đến triệt tiêu xã hội hoá, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hoá và đi ngược lại xu hướng quốc tế.

“Tôi tin rằng, nếu Đoàn giám sát có đầy đủ thông tin về chính sách SGK của các nước trên thế giới thì có thể đã không nêu lên kiến nghị này”, ông Thanh nói.

Tiết kiệm bao nhiêu tiền nhờ xã hội hóa SGK?

Ngoài ra, về nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, ông Nguyễn Duy Thanh kiến nghị sửa đổi Thông tư 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên, cơ sở giáo dục trong lựa chọn SGK; kiến nghị nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Luật Giáo dục.

Về nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, ông kiến nghị tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình,  SGK giáo dục phổ thông; kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc sử dụng chi phí phát hành SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với nhóm giải pháp tăng cường các điều kiện để bảo đảm triển khai đổi mới chương trình, SGK, vị ĐBQH kiến nghị tăng cường đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm số lượng và chất lượng của đội ngũ để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới;

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong bài phát biểu của mình, ông Thanh chỉ ra số liệu trong báo cáo giám sát của Quốc hội có nêu rõ: “Trong giai đoạn 2015 - 2022, Nhà nước đã bố trí 213.449 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình, SGK; trong đó, chi thường xuyên là 81.770 tỷ đồng, chiếm 38,3%, chi đầu tư là 131.679 tỷ đồng, chiếm 61,7%”.

Giáo dục - ĐBQH không tán thành việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK (Hình 2).

ĐBQH yêu cầu làm rõ mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong việc xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Ông Thanh đề nghị cơ quan cung cấp số liệu này cho biết: Mức chi nói trên vượt bao nhiêu so với mức chi bình thường hằng năm cho giáo dục phổ thông theo quy định? Thực sự mức chi phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là bao nhiêu, gồm những khoản nào?

“Nếu không bóc tách rành mạch, rõ ràng thì con số khổng lồ này có thể gây hiểu lầm về cách Chính phủ chi tiêu ngân sách Nhà nước và về kinh phí đổi mới chương trình, SGK”, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng, một trong những chủ trương lớn của Nghị quyết 88 là xã hội hoá việc biên soạn SGK.

“Vậy, đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? Chi phí từ ngân sách Nhà nước cho công việc này là bao nhiêu? Nhờ xã hội hoá, Nhà nước đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?” ông Thanh nói và cho rằng nếu không nói rõ điều này thì chúng ta không đánh giá được đầy đủ hiệu quả của chủ trương xã hội hoá.

Từ những vấn đề chỉ ra, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh yêu cầu cần nêu cụ thể tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát và biện pháp xử lý nếu không hoàn thành trách nhiệm.

Bổ sung kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc lựa chọn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian qua.

Bổ sung kiến nghị đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; ngăn chặn kịp thời thông tin xấu, độc, sai sự thật, xuyên tạc, nhất là trên không gian mạng; kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, không để các thế lực thù địch gây mất niềm tin vào công cuộc đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thay vì biên soạn thêm một bộ SGK, Bộ GD&ĐT còn nhiều việc phải làm

Thứ 2, 30/10/2023 | 15:05
Theo bà Hồ Thị Minh, Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ SGK, thay vào đó cần rà soát, chỉ đạo hoàn thiện thêm 3 bộ sách đang sử dụng.

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: Lo “phá sản” việc thực hiện nhiều bộ sách

Thứ 5, 26/10/2023 | 18:17
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng vẫn cần có một bộ SGK nhưng thời điểm thích hợp là khi chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ về các điều kiện hạ tầng.

ĐBQH Hoàng Văn Cường: “Hết sức cân nhắc” việc Bộ GD&ĐT biên soạn SGK

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:13
Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường khi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xây dựng lên một bộ sách thì người ta sẽ ngầm hiểu rằng bộ sách đấy được chỉ định.
Cùng tác giả

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.
Cùng chuyên mục

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.