ĐBQH: Nên cân nhắc "tích hợp" thông tin ADN vào căn cước công dân

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 22/06/2023 | 19:11
0
Theo đại biểu, đối với quy định cấp thẻ căn cước điện tử cần có thời gian theo lộ trình vì hiện nay công dân không phải ai cũng sử dụng điện thoại thông minh.

Tích hợp giấy tờ quan trọng vào căn cước

Chiều 22/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho biết, báo cáo số 311 của Chính phủ gửi tới Quốc hội đã giải trình làm rõ các ý kiến của các đại biểu, việc giải trình rất thỏa đáng.

Trao đổi thêm về sự cần thiết và giá trị căn cước theo Luật mới, theo ông Dũng, hiện nay chúng ta đang xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số và công dân số. Đây là một xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Việc áp dụng công nghệ trong thẻ căn cước như vậy rất thuận tiện cho người dân trong việc tham gia các giao dịch dân sự, thuận tiện cho người dân trong việc đi lại.

Theo ông Dũng, việc tích hợp các loại giấy tờ bằng giấy hiện nay vào thẻ căn cước rất hợp lý. Như đang chuẩn bị tích hợp thẻ BHYT, BHXH, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy kết hôn và trong Luật cũng đang dự thảo cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định tích hợp những giấy tờ nào vào trong thẻ căn cước.

“Chúng ta tích hợp giấy phép lái xe vào trong thẻ căn cước thì khi đi đường lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra thì trình thẻ căn cước chứ không cần mang giấy phép lái xe ra. Vì trong ví, có rất nhiều các loại thẻ. Cho nên, việc này rất hợp lý và thuận lợi cho người dân và lực lượng cảnh sát giao thông”, ông Dũng nói và cho rằng quy định chặt chẽ trong Luật là chỉ được tích hợp các loại giấy tờ vào thẻ căn cước khi Luật quy định thì rất khó, mất thời gian. Do đó, ông đồng tình với việc để Thủ tướng Chính phủ quyết định tích hợp những giấy tờ nào vào trong thẻ căn cước.

Đối thoại - ĐBQH: Nên cân nhắc 'tích hợp' thông tin ADN vào căn cước công dân

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

Tham gia thảo luận, ĐBQH Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho biết, đối với quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam, theo báo cáo, có gần triệu người thường trú tại nước ta nhưng không có giấy tờ tuỳ thân.

Đa phần họ rất khó khăn về kinh tế, không có chính sách an sinh - xã hội do không có hộ khẩu thường trú, con em không được học hành do không có khai sinh, để lại gánh nặng cho xã hội.

“Sống trong đất nước thanh bình mà cuộc sống bất hợp pháp, nếu có vấn đề xảy ra sẽ không biết đối tượng này ở đâu, truy tìm khó khăn vì không có hồ sơ lưu trữ, rất bất cập”, ông Hoà nhìn nhận và cho biết, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, quá trình triển khai phải thận trọng, khách quan, đơn giản thủ tục.

Đối với quy định thông tin của công dân, ông Hòa cho rằng, quá nhiều thông tin, nên thiết kế lại những khoản trùng lặp, không cần thiết như nhóm máu, nơi ở hiện tại (công dân có thường trú tạm trú), số căn cước nếu đã có căn cước công dân, ngày - tháng - năm chết hoặc mất tích, tình trạng khai báo tạm vắng.

Theo ông, cần quy định cụ thể thông tin nào buộc phải cập nhật và thông tin nào chỉ để áp dụng cho những trường hợp cá biệt.

“Đối với thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước về nghề nghiệp, ADN cần cân nhắc vì nghề nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, ADN đâu phải ai cũng đi xét nghiệm, nếu buộc xét nghiệm sẽ rất tốn kém”, ông Hoà nói.

Đối với thông tin trên thẻ căn cước, đại biểu đề nghị, điều chỉnh một số nội dung trên thẻ như: nơi sinh thay cho nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thay cho nơi cư trú, nơi cấp là Công an tỉnh thay cho Bộ Công an.

Theo đại biểu, việc tạm giữ thẻ căn cước đối với người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là không nhất thiết, vì các đối tượng này chưa mất quyền công dân, vẫn có thể sử dụng căn cước để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Đối với quy định cấp thẻ căn cước điện tử cần có thời gian theo lộ trình vì hiện nay công dân không phải ai cũng sử dụng điện thoại thông minh, nếu có thì chưa chắc sử dụng internet, có nơi chưa có mạng internet.

Theo đại biểu, nên cân nhắc thu phí việc người dân đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước vì đổi tên căn cước là theo quy định của luật, chứ không phải do lỗi của người dân. Hiện nay, hàng triệu căn cước công dân đã được cấp.

Cân nhắc đổi tên Luật Căn cước

Tham gia phát biểu tranh luận với nhiều đại biểu về tên gọi của Luật “căn cước công dân” hay “căn cước”, ĐBQH Trần Công Phàn (đoàn Bình Dương) nói hiện vẫn đang bàn sửa đổi dự thảo Luật Căn cước công dân, chưa có chữ nào là Luật Căn cước cả.

Đối thoại - ĐBQH: Nên cân nhắc 'tích hợp' thông tin ADN vào căn cước công dân (Hình 2).

ĐBQH Trần Công Phàn.

"Nay mai Quốc hội thông qua luật thì mới là thẻ căn cước", ông Phàn cho biết và nhấn mạnh không thể thay đổi tên gọi Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước để mở rộng phạm vi điều chỉnh.

Cũng theo ông Trần Công Phàn, cơ quan soạn thảo nêu có con số 31.000 người gốc Việt Nam đang sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định quốc tịch.

"Hiến pháp quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, chúng ta cấp thẻ căn cước công dân để thể hiện đây là công dân Việt Nam. 31.000 người này chúng ta phải quản lý nhưng phải có loại thẻ khác dành cho họ để phân biệt, bởi họ chưa phải là công dân Việt Nam.

Chúng ta quản lý, tạo điều kiện cho họ nhưng họ không được cấp thẻ căn cước công dân như công dân Việt Nam. Vì 31.000 người ấy mà để hơn 81 triệu người chung một thẻ, đánh đồng nhau là không được", ông Phàn nói.

Tranh luận thêm, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) bày tỏ đồng ý với lập luận của đại biểu Trần Công Phàn.

Ông nói từ công dân đã chỉ đích danh con người, còn dùng từ căn cước không chỉ đích danh con người được. Bởi, hiện cả cây trồng, vật nuôi cũng dẫn tới truy xuất nguồn gốc, định danh cho từng loại cây, con vật.

"Nếu ai đã tham gia, quan sát các nhóm, hội nuôi chó mèo đều có định danh và có căn cước cho vật nuôi. Do đó, cần cân nhắc thêm", ông Anh bày tỏ.

Về lý do cấp căn cước cho người gốc Việt sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định quốc tịch, ông đề nghị cần nghiên cứu kỹ….

Sử dụng căn cước công dân kiểu này có thể bị phạt đến 6 triệu đồng

Thứ 3, 20/06/2023 | 10:37
CCCD là loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng CCCD có thể bị phạt.

Sử dụng song song Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân có bị phạt?

Thứ 2, 19/06/2023 | 10:47
Nếu đã được cấp căn cước công dân nhưng vẫn cố tình sử dụng chứng minh nhân dân cũ khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính có thể bị phạt hành chính.

Ra nước ngoài định cư, có bị thu hồi căn cước công dân?

Thứ 2, 29/05/2023 | 10:07
Khi một người ra nước ngoài định cư, việc người đó có bị thu hồi CCCD hay không phụ thuộc vào quyết định thôi hay giữ quốc tịch Việt Nam.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:00
Ngày 17/5, trên cổng TTĐT Bộ Công an, bộ này đã có giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:38
Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.