ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều'

ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều'

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 3, 08/11/2016 09:18

Với câu hỏi, có phải Nhà hát Kịch Việt Nam giao cho NSƯT Xuân Bắc đóng trong vở Kiều là muốn quảng cáo vở kịch không, NSND Anh Tú đã trả lời như thế nào?

Đạo diễn bị áp lực khi làm Kiều…

Trao đổi với pv báo Người Đưa Tin, đạo diễn, NSND Anh Tú – Phó Giám đốc Nhà hát Kịch VN cho biết: “Từ lâu tôi đã muốn dàn dựng một vở kịch nói về cuộc đời của nàng Kiều. Năm ngoái, Nhà hát Kịch VN đã thành công với vở Hăm lét, tôi liền nghĩ ngay đến một kịch bản có chiều sâu, mang nhiều văn hoá Việt. Khi tôi đưa ý tưởng này ra thì Hội đồng nghệ thuật và nhiều đồng nghiệp trong Nhà hát đều động viên tôi. Cuối tháng 7/2016, vở Kiều đã được khởi công với sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ của nhà hát Kịch Việt Nam. Đây không phải là việc chơi “trội” mà chúng tôi muốn thử sức của mình vào thể loại mới…”.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều'

NSND Anh Tú – Phó Giám đốc Nhà hát Kịch VN làm đạo diễn vở Kiều

Đạo diễn Anh Tú cho hay: “Không chỉ với tôi mà nhiều người cũng thấy rằng, tác phẩm Truyện Kiều rất hay, không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài, tác phẩm này cũng được đánh giá cao cả về tầm vóc và chất lượng, vì thế, tôi cũng bị áp lực khi làm vở diễn này. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng, mình không mạnh dạn, không tự mình vượt qua các áp lực ấy thì bao giờ mới được làm các tác phẩm nổi tiếng? Hơn nữa, tôi rất muốn làm các tác phẩm văn học VN để giúp khán giả hiểu và yêu hơn văn hoá nước mình.

Lần này, tôi sẽ mạnh dạn phá cách, tôi bàn với hoạ sĩ Lê Sơn thử một lần không dùng bục, bệ trên sân khấu nhưng vẫn vận dụng luật cao thấp, xa gần, viễn cận. Kiều được chuyển thế từ Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng kịch bản mới không phải là sự sao chép tác phẩm cũ, mà là câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều, với những điểm nhấn mới. Điểm mới của Kiều là chúng tôi dựng vở này theo kiểu nhạc kịch, ngoài phần đối thoại kịch nói ra, thì còn có phần nhạc. Tôi thử cho một số diễn viên có giọng như Diễm Hương, Tô Dũng hát một vài đoạn nhạc, để tạo sự mới mẻ cho vở kịch…”.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 2).

 Vở kịch mang tên Kiều của Nhà hát Kịch Việt Nam

Trước câu hỏi, làm thế nào để có một kịch bản uyển chuyển khi Truyện Kiều được viết bằng thơ, làm sao để khi kịch hóa truyện thơ mà không mất đi đặc trưng của kịch nói? Đạo diễn vở Kiều bộc bạch: “Nhiều người cũng hỏi tôi như vậy, người ta bảo, Anh Tú húc đầu vào đá rồi. Nhưng tôi xác định là khó mới cần phải quyết tâm vượt qua. Từ trước đến nay, truyện Kiều chưa có kịch bản văn học, vì thế, chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức để viết kịch bản, dàn dựng. Vì là kịch bản chuyển thể nên sẽ không giống nguyên tác, hơn nữa, ngôn ngữ kịch cũng khác truyện thơ. Chúng tôi bảo nhau, dù kịch bản dài hay ngắn thì cũng phải làm nghiêm túc, tử tế cho xứng tầm tác phẩm lớn…”.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 3).
Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 4).

 Cảnh trong vở Kiều của Nhà hát Kịch Việt Nam

Trả lời câu hỏi, giới trẻ hiện nay thích những thứ ồn ào, sôi nổi như: Rock, rap, nhạc remix vậy Kiều có gì khác biệt để lôi kéo họ đến rạp, NSND Lan Hương cho biết: “Trong Kiều tôi đóng vai vợ lão bán tơ, là một nút thắt của câu chuyện, vì từ chuyện với gã bán tơ, gia đình nàng Kiều mới bị ly tán nhau. Tôi nghĩ rằng, các bạn trẻ đã từng học các trích đoạn Truyện Kiều trong nhà trường rồi nên đã có một sự hiểu biết nhất định về tác phẩm, người trẻ có người thích người không, nhưng những người đã có sự trải nghiệm nhất định thì sẽ yêu thích vở kịch này. Nhiều nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều đã bước ra khỏi đời sống tác phẩm, từ danh từ trở thành… tính từ thường dùng trong đời sống như: Hoạn Thư, Sở Khanh, Tú bà, Mã Giám Sinh… Vở kịch Kiều có lối diễn gần gũi với đời sống, chúng tôi không kể lại Truyện Kiều mà ẩn chứa đằng sau là thông điệp nhân văn gửi tới khán giả…”.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 5).
Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 6).

 Kiều được diễn trên sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam với một diện mạo mới

Nhìn thấy vẻ đẹp nội tâm cả những nhân vật phản diện

Đạo diễn, NSND Anh Tú cho biết: “Nhiều người hỏi tôi rằng, vì sao chọn Diễm Hương vào vai nàng Kiều và Tô Dũng vào vai Kim Trọng trong vở kịch Kiều. Thật ra, lý do rất đơn giản, trong thời gian làm việc tại nhà hát, các diễn viên Diễm Hương – Tô Dũng có sự cố gắng, thông minh trong cách diễn và nhả chữ. Vở kịch này xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, chúng tôi tập trung vào nội tâm nhân vật hơn là vẻ bề ngoài. Hai diễn viên này cũng từng tham gia vào các phim truyền hình, có sự trải nghiệm nhất định về nghề. Tất nhiên là chuyện “so bó đũa, chọn cọt cờ”, nên tìm diễn viên “chuẩn đẹp” theo tưởng tượng của khán giả thì rất  khó, mọi sự lựa chọn đều tương đối…”.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 7).

 Diễm Hương vào vai nàng Kiều trong vở kịch Kiều

Khi được hỏi, trong vở Kiều, NSƯT Xuân Bắc – Phó giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam vào vai Hồ Tôn Hiến, có phải vì đạo diễn muốn thu hút sự chú ý của khán giả không? Đạo diễn Anh Tú thành thật: “Năm vừa rồi, Xuân Bắc có vào vai Sáu Thành trong vở Biệt đội báo đen, đây là vở chính kịch gây ấn tượng mạnh với nhiều người, Xuân Bắc đã làm rất tốt, vì thế anh ấy không chỉ đóng đinh với những vai hài mãi được.

Sự kiện - ĐD Anh Tú: Tôi không dùng tên của Xuân Bắc để quảng cáo vở 'Kiều' (Hình 8).

 NSƯT Xuân Bắc vào vai Hồ Tôn Hiến trong vở Kiều

Tôi bảo với Xuân Bắc: "Em nên tham gia các vở chính kịch để tạo “thương hiệu” cho mình, vì thế mạnh của Nhà hát Kịch VN là những vở chính kịch. Bắc hào hứng tham gia vai diễn Hồ Tôn Hiến, vì đó cũng là công việc của người diễn viên. Chúng tôi không dùng Xuân Bắc để quảng cáo cho Kiều. Tôi muốn nói thêm về thông điệp của vở diễn, đó là nó phản ánh chân thực về một thời kỳ lịch sử, hơn nữa, nó vẫn mang tính thời đại, dự báo về thời cuộc, khi một xã hội mà để đồng tiền “bẩn”, quyền lực “bẩn” lên ngôi một cách phi nghĩa thì lúc đó đạo đức xuống cấp, đổi trắng thành đen… Bên cạnh đó, tôi còn khai thác nét đẹp, cái thiện lương trong ngay cả những nhân vật xấu, phản diện như: Tú Bà, Mã Giám Sinh… Trong sâu thảm tâm hồn, họ cũng có chữ tâm chứ… Chúng tôi muốn khai thác vẻ đẹp nội tâm của các nhân vật trong vở kịch”.

Lạc Thành

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.