'Để không có tố cáo nặc danh, cần bảo mật thông tin người tố cáo'

'Để không có tố cáo nặc danh, cần bảo mật thông tin người tố cáo'

Phan Anh Tuấn

Phan Anh Tuấn

Thứ 4, 07/06/2017 08:35

Vì chế tài bảo vệ người tố cáo chưa đủ mạnh, nhiều người tố cáo nặc danh để tránh bị trả thù.

Đại biểu Quốc hội lên tiếng

Đại biểu Quốc hội, luật sư Nguyễn Chiến (Đoàn Hà Nội) nêu quan điểm: “Đơn thư nặc danh không nên đưa vào Luật tố cáo, mà chỉ coi đó là tin tố cáo tội phạm, nếu có cơ sở xem xét”. Để hạn chế tố cáo nặc danh, tố cáo tràn lan vô nguyên tắc, tố cáo theo kiểu “ném đá giấu tay”, vu oan giá hoạ cho người lương thiện, đặc biệt là những người có chức quyền, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến đồng tình với Dự thảo về hình thức tiếp nhận tố cáo bằng đơn và trực tiếp. Nếu áp dụng tiếp nhận đơn tố cáo theo cách này, tin rằng sẽ hạn chế tối đa vấn nạn tố cáo nặc danh (hiểu theo nghĩa tiêu cực).

Góc nhìn luật gia - 'Để không có tố cáo nặc danh, cần bảo mật thông tin người tố cáo'

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến (Đoàn Hà Nội)

Ông Tuyến kể một câu chuyện bi hài về tố cáo: “Vừa rồi, có một bác than thở với tôi chuyện bác làm đơn tố cáo vị chủ tịch phường lên cơ quan công an và cơ quan chức năng. 15 ngày sau, người bị tố cáo (chủ tịch phường) có giấy mời người tố cáo lên làm việc liên quan đến nội dung tố cáo. Thế là, người bị tố cáo lại “lên lớp” người tố cáo”.

Ngoài ra, luật gia Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng, Luật Tố cáo chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người tiết lộ thông tin cá nhân của người tố cáo là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra hiện tượng tố cáo nặc danh (vì người tố cáo sợ bị trả thù).

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến nêu quan điểm: “Đối với tố cáo nặc danh, vẫn nên coi là một dạng tố cáo đặc biệt, nếu cơ quan nhận đơn tố cáo xác minh ban đầu thấy có hiện tượng giống như nội dung tố cáo thì đưa vào thụ lý. Nếu không giải quyết đơn tố cáo nặc danh, tôi e chúng ta sẽ bỏ lọt nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trong khi chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo”.

Theo luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình - Giám đốc công ty Luật Bảo Ngọc, Giảng viên thỉnh giảng 2 trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp - đơn nặc danh có 2 loại: “Thứ nhất, vì không có cơ chế bảo mật thông tin người tố cáo, vì sợ trả thù nên người tố cáo phải làm đơn tố cáo nặc danh, cho dù những thông tin, tài liệu của họ đưa ra là đúng sự thật; Thứ hai, người tố cáo muốn trả thù cá nhân, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người bị tố cáo, nên đã tố cáo không đúng sự thật, mục đích nhằm “chơi” nhau. Họ sợ bị phát hiện nên đã dùng thủ đoạn làm đơn tố cáo nặc danh, nhằm trốn tránh trách nhiệm, gây phiền hà cho cơ quan chức năng”.

Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng: “Dự thảo Luật Tố cáo cần có quy định chặt chẽ, cụ thể về đơn tố cáo nặc danh. Về cơ bản, không chấp nhận đơn thư nặc danh. Nhưng nếu đơn thư đó có bằng chứng cụ thể, xác đáng, thì cơ quan tiếp nhận đơn cũng nên xem xét”.

Thiên Long

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.