Để Mỹ rút THAAD về nước, Hàn Quốc nhất thiết cần đến Trung Quốc?

Để Mỹ rút THAAD về nước, Hàn Quốc nhất thiết cần đến Trung Quốc?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 14/05/2017 23:08

Theo giới chuyên gia, Tổng thống Hàn Quốc sẽ không ngăn chặn được việc triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Mọi việc chỉ có thể giải quyết nếu có sự tham gia của Trung Quốc

Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Moon Jae-in khó có thể ngăn cản được việc Mỹ triển khai THAAD mặc dù ông giữ quan điểm phản đối.

"Hiện ông Moon chỉ có thể tác động rất ít tới vấn đề THAAD. Tổng thống Trump đưa THAAD tới đó trước kỳ bầu cử chính là để ngăn ông Moon ra tay cản trở THAAD", Francis Boyle, giáo sư luật quốc tế thuộc đại học Illinois nhận định.

Ông Moon lâu nay là người ủng hộ tiến trình giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình và luôn tỏ ra hoài nghi về việc triển khai THAAD. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, ông Moon sẽ không tác động được nhiều đến vấn đề này.

Giáo sư Boyle phân tích, ông Moon sẽ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ chấp nhận quyết định của Mỹ bởi quy mô hiện diện quân sự quá lớn của Washington tại Hàn Quốc. "Với 28.000 quân Mỹ ở đó, Hàn Quốc cơ bản đang chịu cảnh bị Mỹ đồn trú sau chiến tranh Triều Tiên", ông Boyle cho hay.

Tiêu điểm - Để Mỹ rút THAAD về nước, Hàn Quốc nhất thiết cần đến Trung Quốc?

 Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Moon Jae-in khó có thể ngăn cản được việc Mỹ triển khai THAAD mặc dù ông giữ quan điểm phản đối.

Việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một động thái chiến lược của Mỹ nhằm vào Trung Quốc và để thuyết phục ông Trump dừng bước, nhất thiết cần tới nỗ lực từ phía Bắc Kinh.

"Mỹ đặt THAAD ở đó như một phần trong chương trình đối phó với Trung Quốc, vốn được khởi động từ thời Barack Obama. Chuyện thuyết phục ông Trump rút THAAD khỏi Hàn Quốc phụ thuộc vào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - nếu có xảy ra", ông Boyle nhận định.

Ông Boyle phân tích, việc rút THAAD ra khỏi Hàn Quốc có thể được tiến hành như một phần của thỏa thuận chung giữa Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

"Tôi tin rằng Tổng thống Moon sẽ làm những gì ông ta có thể, để thúc đẩy một thỏa thuận như vậy", ông Boyle cho biết.

Bà Shihoko Goto, chuyên gia cao cấp của trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson cũng đồng tình, THAAD có vẻ sẽ là vấn đề gây chia rẽ giữa ông Trump và ông Moon.

"Không nghi ngờ gì nữa, THAAD đã gây ra rạn nứt trong lòng Chính phủ Hàn Quốc và làm tổn hại tới quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh. Mỹ và Hàn Quốc cũng đang không thoải mái với nhau", bà Goto nhận định.

Hôm 10/5, ông Moon tuyên bố, ông sẵn sàng tới Bình Nhưỡng trong những hoàn cảnh phù hợp. "Tôi sẽ làm hết sức để xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu cần thiết tôi sẽ bay tới Washington ngay lập tức. Tôi cũng sẽ đến Bắc Kinh, Tokyo và thậm chí là Bình Nhưỡng vào thời điểm thích hợp", ông Moon cho biết trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Tổng thống.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 11/5 với đài NBC, ông Trump cho biết, ông không phản đối chính quyền của tân Tổng thống Hàn Quốc đối thoại với Bình Nhưỡng, nhưng các cuộc đối thoại như vậy phải trong những điều kiện thích hợp.

Xem thêm >> Hậu quả khủng khiếp Triều Tiên có thể sẽ gây cho Mỹ 'trong chớp mắt'

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.