Liên quan tới nội dung này, Thủ tướng sẽ có Tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam vào ngày 12/11.
Quốc hội cũng bố trí thời gian để ông Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam phát biểu ý kiến trước Quốc hội (dự kiến). Về thủ tục, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ của ông Nhân và ông Đam. Việc bỏ phiếu miễn nhiệm sẽ diễn ra vào sáng 13/11.
Đồng thời, trong ngày 13/11, Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng vào sáng 14/11, sau khi các đoàn đại biểu Quốc hội đã thảo luận. Tiếp đó, Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ để Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn chức danh này.
Đập thủy điện Sông Tranh 2.
Đề nghị báo cáo vụ án Vinashin, bầu Kiên
Báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, VPQH đề nghị UBTVQH xem xét bổ sung một số nội dung vào kỳ họp các báo cáo về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, thực hiện Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý giá, trong đó tập trung vào việc quản lý và bình ổn giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống của nhân dân như: xăng dầu, điện, khí dầu mỏ hóa lỏng (gas), sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về tình hình xử lý các vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng mà cử tri và nhân dân quan tâm như vụ án Vinashin, Vinalines; vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên tức bầu Kiên.
Tại kỳ họp này, ngoài nội dung chất vấn, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua Luật Đất đai sửa đổi, Hiến pháp 1992 sửa đổi. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết, dự thảo Hiến pháp đã tiếp thu sẽ được gửi cho đại biểu sửa trực tiếp, phát phiếu thăm dò ý kiến một số điều quan trọng. Quốc hội sẽ dành riêng một buổi để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lãnh đạo VPQH cho biết, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử” nhân dịp khai mạc kỳ họp thứ 6, VPQH đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai việc triển lãm, trưng bày các tư liệu này tại khu vực hành lang Hội trường trong thời gian diễn ra kỳ họp.
Dự kiến thời gian kỳ họp thứ 6 là 41 ngày (21/10 - 30/11/2013) với 35 ngày làm việc.
Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về việc điều chỉnh Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường Hồ Chí Minh. Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3.183km (tuyến chính 2.499km, nhánh phía Tây 684km); nguồn vốn chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian dự án kéo dài sau 2020.
Loại bỏ trên 400 dự án thủy điện Theo Báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp UBTVQH hôm qua, có 424 dự án thủy điện đã bị loại (trong đó có Dự án Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A); không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Như vậy, cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện, trong đó: đang vận hành 268 dự án, đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017 là 205 dự án trên tổng số 1.239 dự án đã được quy hoạch. Ủy ban KHCNMT cho biết 90% dự án công trình thủy điện lớn có đập đã được kiểm định. Đối với thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục theo dõi, đánh giá an toàn đập, nên chỉ cho tích nước giới hạn (trên mức nước chết). Chủ tịch HĐDT Ksor Phước và một số ý kiến tại phiên họp đề nghị Chính phủ bổ sung vào báo cáo những sự cố liên quan đến an toàn đập thủy điện thời gian qua, thiệt hại do thủy điện gây ra trong quá trình thi công, vận hành. |
Theo Tiền phong