Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Tình huống pháp lý thiếu dữ liệu

Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Tình huống pháp lý thiếu dữ liệu

Vũ Phương

Vũ Phương

Thứ 3, 01/08/2017 10:04

Hai tình huống pháp lý trong câu 115 mã đề 305 và câu 119 mã đề 301 khá mơ hồ dẫn đến một câu nhiều đáp án đúng, câu thiếu dữ liệu. Điều này khiến không ít thí sinh bị thiệt thòi.

Pháp luật - Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Tình huống pháp lý thiếu dữ liệu

Đề thi môn GDCD có hai tình huống pháp lý gây tranh cãi (Ảnh minh họa). 

Theo đó, câu 115 mã đề 305 có nội dung như sau: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kỳ thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào? (A. Kỷ luật; B. Hành chính; C. Hình sự; D. Dân sự).

Đáp án của bộ GD&ĐT là C: Hình sự.

 

Pháp luật - Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Tình huống pháp lý thiếu dữ liệu (Hình 2).

Nhận định về đề thi này, luật sư Vũ Quang Dũng chỉ ra: “Trong tình huống này có thể thấy rõ hành vi vu khống của chị B là vi phạm pháp luật. Có căn cứ để khẳng định chị B tung tin anh C bị HIV, nhưng xử lý chị B hành chính hay hình sự thì chưa đủ dữ liệu.

Tức là sau khi điều tra khởi tố, có hậu quả xảy ra và đúng lời khai theo tình huống trên thì có thể xử lý hình sự. Còn nếu chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể phạt hành chính.

Trường hợp nói chị B vi phạm pháp luật hình sự thì phải có dữ liệu hành vi “tung tin” của B là nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng cho anh C và gia đình. Hơn nữa, B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn yêu cầu khởi tố hình sự của anh C hoặc của gia đình C. Có căn cứ khởi tố mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can, còn không sẽ đình chỉ vụ án”.

 

Pháp luật - Đề thi GDCD THPT Quốc gia 2017: Tình huống pháp lý thiếu dữ liệu (Hình 3).

 

Câu tiếp theo là câu 119, mã đề 301 có tình huống: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này được anh K chia sẻ trên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? (A. Chị T và anh P; B. Giám đốc B, chị T và anh P; C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.; D. Giám đốc B và chị T).

Đáp án của bộ GD&ĐT là B: Giám đốc B, chị T và anh P.

Luật sư Vũ Quang Dũng phân tích: “Các đáp án đưa ra ở đây là chưa chuẩn. Ở đây không thể coi là bí mật thư tín. Công văn mật trong tình huống này có thể làm lộ bí mật Nhà nước nếu anh B là giám đốc cơ quan Nhà nước.

Trong tình huống này, ông giám đốc bị xử lý tội làm lộ bí mật Nhà nước, còn chị T có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất chị T đăng tải lên mạng nhằm mục đích để trả lại người đánh rơi. Trường hợp thứ hai, chị T biết tài liệu mật vẫn đăng tải lên mạng xã hội làm lộ bí mật Nhà nước. Các trường hợp còn lại cũng liên đới vì không ý thức được.

Nhưng trường hợp công văn mật trên chỉ là tài liệu của nội bộ doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì không thể coi là mật đối với người nhặt được và những người chia sẻ. Có thể nói tình huống pháp lý này cũng không đủ dữ liệu, khá mơ hồ”. 

Vũ Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.