Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 6, 23/06/2017 15:14

PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhận định với đề thi này thì thí sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, bởi theo như chương trình giảng dạy tại các trường, nó không hề mang tính hàn lâm Quốc gia.

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2017 đang gây nhiều tranh cãi khi xuất hiện từ "thấu cảm", một từ chưa từng có trong từ điển tiếng Việt.

Để tìm hiểu rõ hơn, PV đã có cuộc trò chuyện với thầy giáo Trịnh Quỳnh (một giáo viên dạy văn online nổi tiếng). Thầy Trịnh Quỳnh cho rằng: “Năm nay đề thi căn bản, học sinh làm bài thoải mái. Văn bản đọc hiểu ngắn gọn, dễ hiểu. Vấn đề đọc hiểu và nghị luận xã hội bồi đắp được nhận thức và tình cảm cho học sinh. Câu 1, câu 2 phần đọc hiểu học sinh có thể dễ dàng tìm và trích dẫn câu trả lời trên văn bản.

Đề thi cũng có hướng mở, học sinh được đưa ra những quan điểm nhận xét của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản nghị luận. Tuy nhiên học sinh gặp khó khăn với các từ như “thấu cảm” “mẫn cảm”. Hơn nữa "thấu cảm" không có trong từ điển tiếng Việt. Trong đó thấu nghĩa là đạt đến mức tường tận. Điều này rất khó khăn và thường chỉ dừng ở mức đồng cảm - có những suy nghĩ cảm xúc giống nhau thôi”.

Cũng theo thầy Trịnh Quỳnh, do dung lượng văn bản ngắn gọn nên phần giải thích “trắc ẩn” không được trích dẫn trọn vẹn hay chú thích trong văn bản, nên học sinh mơ hồ về mối quan hệ giữa “trắc ẩn” và "thấu cảm".

Mặt khác, một văn bản ngoài nội dung chính, thì nhan đề hay các thông tin liên quan đến văn bản là một phần quan trọng mà học sinh phải đọc đầu tiên. Văn bản “Thiện, Ác, smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang có lạm dụng các từ ngữ nước ngoài trong khi tiếng Việt có từ ngữ tương ứng và có thể sử dụng từ ngữ tiếng Việt để thay thế.

Đời sống - Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

 Đề thi môn Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Sách giáo khoa cũng định hướng học sinh: Việc lạm dụng tiếng nước ngoài như thế làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là một lỗi nhỏ nhưng cần lưu ý trong việc lựa chọn văn bản đọc hiểu nhất là văn bản dành cho nhiều đối tượng và có tính chất phạm vi Quốc gia.

Điểm mới của đề thi là đã tích hợp giáo dục phẩm chất nhân cách của học sinh và trách nhiệm của tuổi trẻ với Đất nước. Tuy nhiên cách đặt vấn đề một cách trực tiếp, định hướng một chiều khiến học sinh khó có cơ hội phản biện, vì vậy mang nặng tính tuyên truyền, giáo dục.

Nên ít nhiều các em vẫn buộc phải nói ra những điều khuôn mẫu, trong khi thực tế học sinh vẫn thường xuyên tiếp xúc với những biểu hiện trái chiều tiêu cực trong cuộc sống. Giáo dục trong nhà trường phần nhiều mới dừng ở mức chỉ ra thấu cảm là rất quan trọng, trách nhiệm là vô cùng ý nghĩa mà chưa giúp học sinh có phương pháp, cách thức cụ thể để có được và truyền đi những giá trị sống đó. Có lẽ đa phần giáo viên và học sinh kỳ vọng nhiều hơn về cách thức khai thác vấn đề, con mắt mới trong khám phá một vấn đề đã cũ.

Bàn luận về ý kiến này,  PGS.TS Phạm Ngọc Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Kỳ thi THPT Quốc gia đang diễn ra, sau khi môn Văn kết thúc buổi thi tôi cũng nghe nhiều ý kiến. Trong đó Văn có câu phân tích đoạn văn về Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang và chỉ ra sự "thấu cảm" (theo tác giả) là gì? Theo tôi “thấu cảm” là một từ ghép, thấu là một sự hiểu biết, thông suốt vấn đề, cảm là sự cảm thông. Những từ ghép như vậy không có trong từ điển của tiếng Việt”.

 PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhận định với đề thi này thì thí sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, bởi theo như chương trình giảng dạy tại các trường, nó không hề mang tính hàn lâm Quốc gia.

Xem toàn cảnh về kỳ thi THPT Quốc gia

>> Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

M.Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.