Đề xuất 256.000 tỷ đồng chi phát triển văn hóa là con số rất lớn

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 19/06/2024 | 14:11
0
Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ, giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.

Cần rà soát lại 10 thành phần của chương trình

Sáng 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Nêu ý kiến về xác định tổng mức đầu tư vào cơ cấu thành phần, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho biết, hiện nay, chương trình đề xuất tổng mức đầu tư là 256.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn, tương đương với gần 11 tỷ USD. Bình quân chi cho một chương trình là khoảng 1 tỷ USD/năm.

Ông Huân phân tích, nếu tính trên tổng GDP 420 tỷ USD Việt Nam hiện nay, số chi 1 tỷ USD là khá lớn, nhưng vào giai đoạn 2035, GDP có thể 800-900 tỷ USD thì số chi 1 tỷ USD lại là nhỏ.

Vấn đề là căn cứ để xác định vốn đầu tư của chương trình lại không tương thích với 10 thành phần của chương trình, cơ sở để lập khái toán tổng mức đầu tư chủ yếu tham chiếu từ các hạng mục công việc thực hiện từ giai đoạn 2016 - 2020 khi giá cả thị trường và quy mô nền kinh tế liên tục thay đổi.

Đối thoại - Đề xuất 256.000 tỷ đồng chi phát triển văn hóa là con số rất lớn

ĐBQH Nguyễn Quang Huân góp ý kiến.

"Việc đưa ra tổng mức đầu tư chương trình để Quốc hội phê chuẩn thiếu cơ sở thực tế và gây khó khăn cho điều hành của Chính phủ sau này", ông Huân nói. 

Đại biểu cho rằng cần rà soát lại 10 thành phần của chương trình để bao trùm hết mục tiêu và hướng đến giá trị cốt lõi. Sau đó, khái toán chi phí từng năm bám sát với từng thành phần đó cho cả các hạng mục vật thể và phi vật thể được quy ra phần trăm GDP ước tính từng năm theo dự báo trong chiến lược phát triển kinh tế của từng thời kỳ.

"Quốc hội sẽ duyệt chi cho chương trình theo tỉ lệ GDP hàng năm, còn các hạng mục cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định dựa trên tình hình thực tế", ông Huân cho hay. 

Về xác định thời gian thực hiện chương trình, ông Huân cho rằng, hiện nay chương trình đề xuất 3 giai đoạn kéo dài 11 năm là không hợp lý, vì giai đoạn 1 chỉ gồm có một năm 2025 để chuẩn bị chương trình, các giai đoạn sau là thực hiện chương trình.

"Theo tôi, cần bố trí ngân sách ngay từ bây giờ để các cơ quan Chính phủ có thể bắt tay ngay vào giai đoạn chuẩn bị để xây dựng chương trình một cách kỹ lưỡng, bài bản, khoa học. Sau đó, trình Quốc hội phê duyệt toàn bộ chương trình vào kỳ họp thứ 9 hoặc thứ 10 chỉ với 2 giai đoạn được thực hiện là 2026-2030, 2031-2035, trùng với các kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo tính thống nhất trong hoạch định chính sách của Chính phủ", ông Huân kiến nghị. 

Tránh gây lãng phí nguồn lực

ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) chia sẻ, về cơ cấu nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư cũng như huy động về nguồn vốn và các nguồn lực khác. Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng, giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương chiếm vai trò chủ đạo.

Đối thoại - Đề xuất 256.000 tỷ đồng chi phát triển văn hóa là con số rất lớn (Hình 2).

ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai.

Theo nữ đại biểu, trong bối cảnh hiện nay, 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang có nhu cầu thực hiện giai đoạn tiếp của 2026-2030. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát tổng mức đầu tư vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, thứ tự ưu tiên thực hiện và tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện và gây lãng phí.

Ngoài ra, đối với từng nội dung, chương trình thuộc thành phần chưa xác định được tổng vốn đầu tư theo nguồn và dự kiến từng năm. Bà Mai đề nghị nghiên cứu làm rõ hơn dự kiến nguồn kinh phí đối với từng dự án thành phần, trong đó bao gồm nguồn kinh phí Trung ương, nguồn kinh phí địa phương và nguồn huy động trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ giữa Trung ương và địa phương để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ và bố trí nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện.

Về cơ cấu chi, đại biểu đề nghị làm rõ hơn căn cứ xác định tỉ lệ vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Tỉ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương chiếm khá cao là 24,6%, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa đảm bảo có khả năng tự cân đối ngân sách.

Đối với giai đoạn 2026-2030, đại biểu đề nghị bổ sung cơ sở phương án xác định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn và từng nguồn vốn cụ thể theo các dự án, tiểu dự án thành phần và thứ tự ưu tiên tương ứng với mục tiêu, chương trình.

Bảm bảo đầu tư tập trung, trọng tâm, hiệu quả và thực hiện phân cấp ngân sách giữa Trung ương, địa phương phù hợp với nguồn vốn bố trí cho các chương trình, dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Đối thoại - Đề xuất 256.000 tỷ đồng chi phát triển văn hóa là con số rất lớn (Hình 3).

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai.

Về nguồn lực thực hiện chương trình, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho biết: "Tờ trình của Chính phủ có đề xuất tổng nguồn lực cho cả giai đoạn là 256.250 tỷ đồng, tôi cho rằng đây là con số rất lớn so với thực lực ngân sách, lớn hơn gấp 14 lần so với số chúng ta thực hiện trong giai đoạn 2011-2020".

Bên cạnh đó, theo bà Mai về căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn là chưa đầy đủ. Hiện nay, chúng ta chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa có kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, chưa có tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn thì việc đề xuất một con số như trên là chưa phù hợp với Luật Đầu tư công.

Tờ trình có nêu dựa vào báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước. Tuy nhiên, tại áo cáo số 2016, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã khẳng định là "chưa đủ cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho chương trình trong giai đoạn 2026-2030. Tiếp đó, tại báo cáo số 624, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rất rõ là "chưa rõ cơ sở, chưa rõ khả năng cân đối nguồn vốn khi đề xuất nguồn lực quá lớn".

Về huy động nguồn cho ngân sách Trung ương, bà Mai cho hay, theo báo cáo của Chính phủ dự kiến sẽ huy động từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2022. Tuy nhiên, điều này không khả thi, vì đây là nguồn đã được phân bổ hết từ năm 2023.

Báo cáo của Chính phủ có nêu sẽ lấy từ số thu xổ số kiến thiết và từ tiền chuyển quyền sử dụng đất. Nhưng điều này trái với Luật Ngân sách...

"Vì vậy, tôi cho rằng cần rà soát thận trọng, thu hẹp mục tiêu và trên cơ sở đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn thì đưa ra một con số phù hợp, đảm bảo hài hòa và công bằng với các mục tiêu bức thiết khác", bà Mai nhấn mạnh.

ĐBQH: Công đoàn cơ sở như "cậu bé tí hon nhưng phải khoác áo quá lớn"

Thứ 3, 18/06/2024 | 12:46
Công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh, song theo ĐBQH thực tế cho thấy hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua còn nhiều lúng túng.

ĐBQH nêu ví dụ vụ Vạn Thịnh Phát khi góp ý Luật Công chứng (sửa đổi)

Thứ 2, 17/06/2024 | 18:37
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở.

Sẽ lấy phiếu xin ý kiến ĐBQH về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Thứ 3, 11/06/2024 | 14:31
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cùng tác giả

Tăng cường quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

Thứ 7, 06/07/2024 | 15:14
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ việc kê đơn thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất theo đúng các quy định về kê đơn thuốc.

Nghị quyết về cấm thuốc lá mới dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024

Thứ 6, 05/07/2024 | 20:19
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Sản phẩm thuốc lá mới được bán “trá hình” với tên gọi trị mụn, mỹ phẩm

Thứ 6, 05/07/2024 | 17:50
Theo các chuyên gia, các sản phẩm thuốc lá mới dễ mua, giá rẻ, thiết kế bắt mắt. Thậm chí, được bày bán tại các quán nước ngay ngoài cổng trường.

Thay đổi cách làm việc của hệ thống công chức qua trợ lý ảo

Thứ 6, 05/07/2024 | 14:19
Việc thúc đẩy sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc là tài sản để lại cho các thế hệ kế tiếp của đơn vị, trưởng các đơn vị phải bắt tay vào làm.

15/9/2026, hệ thống 2G sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam

Thứ 6, 05/07/2024 | 14:13
Doanh nghiệp phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026.
Cùng chuyên mục

Bộ GTVT phản hồi về tiến độ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Thứ 7, 06/07/2024 | 11:09
Cao tốc xây xong nhưng thiếu trạm dừng nghỉ, Bộ GTVT cho biết trước mắt chỉ có thể xây trạm tạm trong thời gian chờ hoàn thành đầu tư xây dựng trạm theo quy định.

Nghị quyết về cấm thuốc lá mới dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024

Thứ 6, 05/07/2024 | 20:19
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng mạng lưới y tế phục vụ cả nước

Thứ 6, 05/07/2024 | 08:59
Theo ĐBQH và chuyên gia y tế, trong Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề về sức khỏe đã được quan tâm đúng mức, đã định hướng sự phát triển đồng bộ, cân đối.

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, lương hưu được điều chỉnh dựa trên việc tăng chỉ số CPI nhiều năm qua.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.
     
Nổi bật trong ngày

Thanh Hóa: Dự án đường Thị trấn Thọ Xuân đi Lam Sơn-Sao Vàng vướng mắc GPMB

Chủ nhật, 07/07/2024 | 07:04
Dự án tuyến đường từ thị trấn Thọ Xuân đi Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân được gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến tháng 6 năm 2025.

Bộ GTVT phản hồi về tiến độ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Thứ 7, 06/07/2024 | 11:09
Cao tốc xây xong nhưng thiếu trạm dừng nghỉ, Bộ GTVT cho biết trước mắt chỉ có thể xây trạm tạm trong thời gian chờ hoàn thành đầu tư xây dựng trạm theo quy định.