Đề xuất cấm xuất khẩu di vật, cổ vật ra nước ngoài

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 18/06/2024 | 16:41
0
Quy định hoạt động kinh doanh giám định di vật, cổ vật nhằm ngăn chặn kinh doanh, mua bán trái phép di vật, cổ vật và làm mất mát di sản văn hóa.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, chiều 18/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 73 điều).

Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159 bao gồm:

Đối với Chính sách 1: Bộ VH-TT&DL đã nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung cụ thể như: Bổ sung, hoàn thiện một số thuật ngữ liên quan để tạo cách hiểu thống nhất trong thực thi và áp dụng pháp luật;

Quy định rõ quyền sở hữu, quyền khác đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

Quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước để gia tăng giá trị của di sản, chỉ cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hoá ra nước ngoài;

Đồng thời, quy định các biện pháp quản lý hiệu quả như: Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sưu tầm và trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; quy định hoạt động kinh doanh giám định di vật, cổ vật nhằm ngăn chặn kinh doanh, mua bán trái phép di vật, cổ vật và làm mất mát di sản văn hóa;

Bổ sung quy định xác lập cơ chế ghi danh, công nhận, thực thi các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có phạm vi phân bố liên tỉnh, liên quốc gia;

Quy định cụ thể về biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: nhận diện, kiểm kê, ghi danh, xếp hạng, công nhận; lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Đối thoại - Đề xuất cấm xuất khẩu di vật, cổ vật ra nước ngoài

Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Đối với Chính sách 2: Bộ VH-TT&DL đã nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung cụ thể như: Quy định phân cấp, phân quyền đảm bảo các nguyên tắc về phân cấp, phân quyền trên cơ sở quy định của pháp luật liên quan.

Trong đó, có quy định cụ thể về nội dung phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương, rõ trách nhiệm quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; quy định rõ cơ chế, nguyên tắc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý Nhà nước về di sản văn hóa;

Quy định rõ về nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm để phân định rõ các nội dung hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Quy định về thanh tra, nội dung kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.

Đối với Chính sách 3: Bộ VH-TT&DL nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung: Quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể di sản văn hóa trong việc đầu tư kinh phí cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do cá nhân, cộng đồng sở hữu.

Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp để chia sẻ lợi ích công bằng cho các đối tượng liên quan đối với nguồn thu từ di sản văn hóa khi tham gia đầu tư cho di sản văn hóa và đảm bảo cơ chế phù hợp để khuyến khích hợp tác trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Quy định về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; quy định về các nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Quy định nội dung cơ chế, khai thác, sử dụng di sản trong hợp tác công tư để đầu tư, phát huy giá trị di sản trong bối cảnh hiện nay phục vụ công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội…

Đối thoại - Đề xuất cấm xuất khẩu di vật, cổ vật ra nước ngoài (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh.

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với những lý do được nêu tại Tờ trình số 119 của Chính phủ.

Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Về quản lý bảo vật quốc gia, ông Vinh cho hay, Điểm c khoản 1 Điều 41 dự thảo Luật quy định “... Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng ở trong nước theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 42 Luật này và pháp luật khác liên quan; không được kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Luật này và điểm a khoản 1 Điều 78 Luật này...”.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ, đặc biệt làm rõ nội hàm “chuyển nhượng”, “mua bán”, “kinh doanh” để tránh có nhiều cách hiểu khác nhau; đồng thời quy định cụ thể về “chế độ đặc biệt” trong việc bảo vệ và bảo quản bảo vật quốc gia.

Có ý kiến cho rằng, quy định không được kinh doanh đối với bảo vật quốc gia là giới hạn quyền sở hữu tài sản của công dân theo Chương XIII Bộ luật Dân sự (quyền sở hữu bao gồm: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt);

Đồng thời, quy định này cũng chưa bảo đảm tính thống nhất trong nội dung dự thảo Luật (điểm c khoản 1 Điều 41 giới hạn quyền sở hữu đối với tài sản nhưng khoản 3 Điều 42 lại quy định việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự). Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Dân sự.

ĐBQH: Công đoàn cơ sở như "cậu bé tí hon nhưng phải khoác áo quá lớn"

Thứ 3, 18/06/2024 | 12:46
Công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh, song theo ĐBQH thực tế cho thấy hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua còn nhiều lúng túng.

ĐBQH nêu ví dụ vụ Vạn Thịnh Phát khi góp ý Luật Công chứng (sửa đổi)

Thứ 2, 17/06/2024 | 18:37
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở.

Sẽ lấy phiếu xin ý kiến ĐBQH về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Thứ 3, 11/06/2024 | 14:31
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cùng tác giả

Tăng cường quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

Thứ 7, 06/07/2024 | 15:14
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ việc kê đơn thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất theo đúng các quy định về kê đơn thuốc.

Nghị quyết về cấm thuốc lá mới dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024

Thứ 6, 05/07/2024 | 20:19
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Sản phẩm thuốc lá mới được bán “trá hình” với tên gọi trị mụn, mỹ phẩm

Thứ 6, 05/07/2024 | 17:50
Theo các chuyên gia, các sản phẩm thuốc lá mới dễ mua, giá rẻ, thiết kế bắt mắt. Thậm chí, được bày bán tại các quán nước ngay ngoài cổng trường.

Thay đổi cách làm việc của hệ thống công chức qua trợ lý ảo

Thứ 6, 05/07/2024 | 14:19
Việc thúc đẩy sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc là tài sản để lại cho các thế hệ kế tiếp của đơn vị, trưởng các đơn vị phải bắt tay vào làm.

15/9/2026, hệ thống 2G sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam

Thứ 6, 05/07/2024 | 14:13
Doanh nghiệp phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026.
Cùng chuyên mục

Bộ GTVT phản hồi về tiến độ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Thứ 7, 06/07/2024 | 11:09
Cao tốc xây xong nhưng thiếu trạm dừng nghỉ, Bộ GTVT cho biết trước mắt chỉ có thể xây trạm tạm trong thời gian chờ hoàn thành đầu tư xây dựng trạm theo quy định.

Nghị quyết về cấm thuốc lá mới dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024

Thứ 6, 05/07/2024 | 20:19
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng mạng lưới y tế phục vụ cả nước

Thứ 6, 05/07/2024 | 08:59
Theo ĐBQH và chuyên gia y tế, trong Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề về sức khỏe đã được quan tâm đúng mức, đã định hướng sự phát triển đồng bộ, cân đối.

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, lương hưu được điều chỉnh dựa trên việc tăng chỉ số CPI nhiều năm qua.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ GTVT phản hồi về tiến độ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Thứ 7, 06/07/2024 | 11:09
Cao tốc xây xong nhưng thiếu trạm dừng nghỉ, Bộ GTVT cho biết trước mắt chỉ có thể xây trạm tạm trong thời gian chờ hoàn thành đầu tư xây dựng trạm theo quy định.

Nghị quyết về cấm thuốc lá mới dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024

Thứ 6, 05/07/2024 | 20:19
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng mạng lưới y tế phục vụ cả nước

Thứ 6, 05/07/2024 | 08:59
Theo ĐBQH và chuyên gia y tế, trong Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề về sức khỏe đã được quan tâm đúng mức, đã định hướng sự phát triển đồng bộ, cân đối.