Đề xuất được dùng căn cước trên VNeID trong chứng thực hợp đồng

Đề xuất được dùng căn cước trên VNeID trong chứng thực hợp đồng

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 2, 24/06/2024 16:00

Người dân có thể xuất trình căn cước đã tích hợp trên VNeID trong chứng thực hợp đồng là nội dung được đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi lĩnh vực chứng thực.

Mới đây, Bộ Tư pháp đã trình Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Dự thảo Nghị định dự kiến sẽ sửa đổi nội dung quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản tích hợp trên ứng dụng định danh quốc gia Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn giá trị sử dụng và nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây: Dự thảo hợp đồng, giao dịch; Bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Như vậy, so vói quy định hiện hành thay vì nộp “Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng” vào trong hồ sơ chứng thực hợp đồng, giao dịch thì theo đề xuất tại Dự thảo Nghị định này, người yêu cầu không cần phải nộp chung vào hồ sơ mà chỉ cần xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực của loại giấy tờ này.

Đặc biệt nếu đã tích hợp trên ứng dụng VNeID thì đăng nhập vào ứng dụng rồi xuất trình cho người thực hiện chứng thực kiểm tra.

Được biết, chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Người thực hiện chứng thực sẽ là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

T.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.