Đề xuất hình phạt ‘thiến hóa học’ cho tội ấu dâm liệu có khả thi?

Đề xuất hình phạt ‘thiến hóa học’ cho tội ấu dâm liệu có khả thi?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 4, 15/03/2017 21:59

"Đề xuất "thiến hóa học” áp dụng với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam được hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa”, bác sĩ Nguyễn Trọng An nói.

Bên cạnh hình phạt tù, những kẻ phạm tội ấu dâm tại nhiều quốc gia trên thế giới có thể phải đối mặt với biện pháp “thiến hóa học” – tiêm hormone vào cơ thể để làm mất đi ham muốn tình dục, từ đó giảm nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Theo tìm hiểu của PV, hình thức “thiến hóa học” đang được 9 bang của Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc... áp dụng. Hình thức xử lý này vừa được một luật sư tại Việt Nam đề xuất tại buổi toạ đàm mới đây. 

Theo đó, trước thực trạng nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong thời gian qua ở Việt Nam, một luật sư đã có đề xuất hình thức “thiến hóa học” với loại tội phạm này ở nước ta.

Xã hội - Đề xuất hình phạt ‘thiến hóa học’ cho tội ấu dâm liệu có khả thi?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An: "Áp dụng được hình thức trừng phạt "thiến hóa học" hay không phụ thuộc nhiều yếu tố" (Ảnh: Internet).

Đề xuất này lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận. Báo Người Đưa Tin cũng đã nhận được những chia sẻ của Th.s, BS Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (bộ LĐ-TB&XH), hiện là Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) xung quanh đề xuất này.

BS. Nguyễn Trọng An nêu quan điểm: “Đương nhiên, chúng ta phải có hình thức nào đó có tính răn đe cao hơn, chuyên biệt hơn cho loại tội phạm này. Bởi loại tội phạm này có khả năng tái phạm cao và ảnh hưởng nặng nề, lâu dài, dai dẳng cả đời với nạn nhân.

Tuy nhiên, áp dụng được hình thức “thiến hóa học” hay không ở Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa. Cần phải tuyên truyền trước để chuẩn bị nếu đề xuất này được luật hóa.

Tôi chỉ ví dụ như 30 năm trước, ai biết quyền trẻ em là gì? Không ai biết trẻ em có quyền gì. Nhưng nhờ quá trình tuyên truyền lâu dài, giờ ai cũng hiểu rằng trẻ em có quyền được bảo vệ, được chăm sóc…

Về đề xuất trên, tôi ủng hộ việc phải có biện pháp mạnh để trừng trị, răn đe những kẻ ấu dâm, những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, biện pháp “thiến hóa học” (sử dụng hormone), hóa chất, thuốc, triệt sản muốn được áp dụng ở Việt Nam phải phụ thuộc vào yếu tố văn hóa.

Các nước khác trên thế giới cũng vậy, họ cũng phải lường trước là văn hóa của họ có chấp nhận hình phạt đó không. Đặc biệt, quy trình để nghiên cứu và đưa hình phạt này vào luật ở Việt Nam chắc chắn không thể thực hiên ngay được. Nếu được đưa vào luật sẽ phải bàn thảo, tọa đàm rất nhiều và sửa các luật liên quan”.

Thực tế, ngay cả việc đấu tranh, tố giác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều vấn đề. Ông An dẫn chứng, những người là nạn nhân của tội phạm này không phải ai cũng dám nói lên sự thật.

BS. An nhận định: “Nhiều gia đình người bị hại cũng không dám đứng lên tố cáo vì sợ cuộc sống sẽ xáo trộn, tương lai con gái bị huỷ hoại. Họ sợ con họ lớn lên không lấy được chồng. Nhiều người thậm chí phải chuyển nhà đến nơi khác sinh sống để tránh điều tiếng.

Đáng buồn hơn, sự phân biệt đối xử, định kiến nặng nề khiến nhiều khi con gái là nạn nhân nhưng lại bị đổ lỗi. Họ đổ cho con gái có vấn đề thì mới bị kẻ khác dụ dỗ. Nét văn hóa đó ăn sâu mà không dễ gì có thể thay đổi ngày một ngày hai được. Quay trở lại đề xuất "thiến hóa học" là hình phạt với tội ấu dâm, tôi ủng hộ nhưng tôi nghĩ cần cân nhắc rất kỹ”.  

Đỗ Thơm                                                       

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.