Đề xuất sửa đổi biểu mức thu phí trong đăng ký giao dịch bảo đảm

Đề xuất sửa đổi biểu mức thu phí trong đăng ký giao dịch bảo đảm

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 3, 04/04/2023 15:16

Tại dự thảo Thông tư liên quan đến lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi biểu mức thu phí trong đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Cụ thể tại dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi biểu mức thu phí trong đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Nội dung

Mức thu

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

 

Đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay, chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam), tàu biển

(Hiện hành tại Thông tư 202/2016/TT-BTC, không có quy định về chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thuộc đối tượng của phí đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản)

80.000 đồng/hồ sơ

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký

60.000 đồng/hồ sơ

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm

(Bổ sung trường hợp đăng ký thay đổi văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm so với Thông tư 202/2016/TT-BTC)

30.000 đồng/hồ sơ

Xóa giao đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký xóa văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm.

(Bổ sung trường hợp đăng ký xóa văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm so với Thông tư 202/2016/TT-BTC)

20.000 đồng/hồ sơ

Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm

25.000 đồng/trường hợp

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảm đảm bằng động sản (trừ tày bay), tàu biển

30.000 đồng/hồ sơ

Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

 

Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần

(Bổ sung so với Thông tư 202/2016/TT-BTC)

 

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản

10.000 đồng/lần

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu

10.000 đồng/giao dịch

Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu thường xuyên

(Bổ sung so với Thông tư 202/2016/TT-BTC)

 

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản

- 300.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số trước ngày 01/7 hằng năm.

- 150.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số từ ngày 01/7 hằng năm.

Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu

(Bổ sung so với Thông tư 202/2016/TT-BTC)

2.000 đồng/giao dịch

Trong đó, tiêu chí cơ bản (theo quy định tại Thông tư 08/2018/TT-BTP) gồm tra cứu thông tin theo số đăng ký biện pháp bảo đảm; số giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của bên bảo đảm; số khung phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Tiêu chí nâng cao gồm tra cứu thông tin theo: loại tài sản bảo đảm (như: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tàu cá; phương tiện đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt; hàng hóa,...), theo khoảng thời gian; bên nhận bảo đảm là người yêu cầu cung cấp thông tin; thông tin lịch sử đăng ký biện pháp bảo đảm.

Đề xuất quy định về quản lý, sử dụng phí trong đăng ký giao dịch bảo đảm

Về quản lý, sử dụng phí trong đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tài chính đề xuất về các quy định liên quan như sau:

Tổ chức thu phí là Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản. Số tiền phí thu được quản lý, sử dụng như sau: Trích 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP. Chuyển 5% số tiền phí thu được vào tài khoản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để trang trải chi phí cho việc vận hành, duy trì hệ thống đăng ký giao dịch biện pháp bảo đảm trực tuyến. Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước: Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước được khoản chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP được trích lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP; nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo chương, tiểu, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

So với Thông tư 202/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính đã đề xuất bỏ quy định về việc tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước.

Tuệ Minh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.