Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác

Chủ nhật, 27/04/2025 18:51

Tuyến metro được đề xuất xây dựng có chiều dài 48,5km, xuyên qua quận 7 và chạy dọc qua tuyến rừng sác huyện Cần Giờ có vốn dự kiến hơn 4 tỷ USD.

Cần Giờ là một huyện đảo của Tp.HCM, nổi tiếng về du lịch, giáp với biển, địa phương này còn có rừng ngập mặn được công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Hiện nay, nhiều các công trình dự án trọng điểm đang hình thành, xây dựng nơi đây thành một khu đô thị xanh…

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 1.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 2.

Vừa qua, tuyến metro dài 48,5km, nối từ đại lộ Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa đường Nguyễn Thị Thập và Lý Phục Man) đến khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) đã được đề xuất đầu tư. Dự án thiết kế loại đường đôi, khổ 1.435 mm mỗi đường, đi trên cao với tổng chiều dài khoảng 48,5 km.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 3.

Điểm đầu dự án đặt tại đại lộ Nguyễn Văn Linh - tuyến huyết mạch cửa ngõ phía Nam Tp.HCM, kết nối các quận trung tâm với Nhà Bè, Cần Giờ và các tỉnh miền Tây. Trên tuyến dự kiến có một depot được xây dựng ở quận 7 và một depot khác tại xã Long Hòa, Cần Giờ. Khi hoàn thành, tuyến metro có khả năng chuyên chở 30.000-40.000 người mỗi giờ trên mỗi hướng.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 4.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 5.

Theo đề án xây dựng, tuyến metro dự kiến đi theo dải phân cách giữa đại lộ Nguyễn Văn Linh đến nút giao đường Nguyễn Lương Bằng, sau đó sẽ đi theo hướng đường Nguyễn Lương Bằng. Tiếp đó, tuyến metro sẽ đi theo đường 15B, đường D1, vượt cầu Rạch Đĩa sang khu tái định cư Hồng Lĩnh (huyện Nhà Bè) và tiếp tục theo đường số 11 thuộc khu tái định cư Vạn Phát Hưng, huyện Nhà Bè. (Trong ảnh, đường 15B nối thẳng với đường D1, rộng rãi, thông thoáng và ít phương tiện lưu thông).

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 6.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 7.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 8.

Dự án metro sau đó vượt qua tuyến sông Soài Rạp, chạy song song với cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tại khu vực Rừng Sác sẽ chuyển hướng bám dọc đường Rừng Sác để để điểm cuối.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 9.

Tuyến metro bắt đầu từ quận 7, là khu trung tâm phía Nam của Tp.HCM, tại đây có các khu đô thị lớn như Phú Mỹ Hưng, khu dân cư Trung Sơn, kết nối thuận lợi vào các tuyến đường trung tâm quận 1, 4, 5… hoặc sang Tp.Thủ Đức.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 10.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 11.

Nếu tuyến metro được xây dựng, khi qua địa phận huyện Cần Giờ, sẽ là một công trình giao thông được đánh giá là “đẹp nhất” Tp.HCM khi băng qua một cảnh quan xanh mướt, ngắm nhìn những cánh rừng ngập mặn có một không hai ở Việt Nam.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 12.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 13.

Huyện Cần Giờ có Rừng Sác được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển, nhìn từ trên cao chúng ta thấy hình ảnh của những mảng xanh trải dài. Hai bên đường là những hàng cây đước tạo một bức tranh thiên nhiên xanh mát.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 14.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 15.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 16.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 17.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 18.

Tuyến đường độc đạo của huyện Cần Giờ khuất trong những tán cây xanh khi nhìn từ trên cao. Một trong những cung đường lãng mạn mà người dân hay khách du lịch vô cùng thích thú khi đến với địa phương này tham quan du lịch hoặc làm việc.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 19.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 20.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 21.

Với chiều dài 48,5km, nếu xây dựng thì tuyến metro sẽ đi qua cánh rừng ngập mặn, tạo thêm một trong những trục giao thông để kết nối tới trung tâm Tp.HCM thuận tiện hơn. Không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân tại đây, tuyến metro còn hứa hẹn sẽ kết nối, thúc đẩy du lịch phát triển kinh tế cho cả khu vực này.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 22.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 23.
Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 24.

Kết thúc hành trình, tuyến metro sẽ đi về depot - trung tâm điều hành và bảo dưỡng tàu metro dự kiến đặt tại khu đất rộng khoảng 39ha thuộc xã Long Hòa (huyện Cần Giờ). Vị trí depot nằm gần khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuận tiện cho việc tổ chức vận hành toàn tuyến, đồng thời tạo điều kiện kết nối trực tiếp với các hoạt động du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị ven biển. Theo đề án của chủ đầu tư tuyến metro Tp.HCM - Cần Giờ được thiết kế loại đường đôi, khổ 1.435mm mỗi đường với tốc độ tối đa 250km/h. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (tương đương 4,09 tỷ USD), dự kiến khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.

Đề xuất tuyến Metro Cần Giờ: "Dải lụa thép" giữa lòng rừng Sác- Ảnh 25.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên chạy từ khu Đông vào trung tâm Tp.HCM, tuyến này hiện đã đi vào hoạt động chính thức, chạy quanh các khu vực đắc địa nhất của Thành phố.

Vừa qua, UBND Tp.HCM vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Tp.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội để đẩy nhanh tiến trình đầu tư dự án.

Đồng thời, giao UBND Tp.HCM phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất Chính phủ chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối Tp.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.

Nếu dự án này được thông qua, Tp.HCM sẽ có thêm 1 tuyến đường sắt đô thị hiện đại, nối từ biển, băng qua Rừng Sác để tới trung tâm Tp.HCM, rút ngắn thời gian di chuyển, phục vụ du lịch, phát triển kinh tế của vùng này.

P.Sơn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.