Đêm B52 Mỹ dội bom Khâm Thiên 1972 qua lời người ở lại

Đêm B52 Mỹ dội bom Khâm Thiên 1972 qua lời người ở lại

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 5, 21/12/2017 19:46

Trong trí nhớ của người con Khâm Thiên đêm máy bay B52 Mỹ dội bom 45 năm trước (26/12/1972), là đêm đau thương bi tráng.

Lời kể chứng nhân lịch sử về đêm bom Khâm Thiên 45 năm trước.

 

Những ngày Thủ đô Hà Nội nhắc nhớ trận chiến thần thánh, 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2017), PV tìm về phố Khâm Thiên (Đống Đa – Hà Nội), con phố năm xưa đã oằn mình chịu trận bom khốc liệt đêm 26/12/1972, trong đợt không kích bằng máy bay B52 của Đế quốc Mỹ kéo dài 12 ngày đêm (từ 18 – 30/12/1972).

Xã hội - Đêm B52 Mỹ dội bom Khâm Thiên 1972 qua lời người ở lại

Ông Đoàn Yên hồi tưởng lại đêm B52 dội bom xuống Khâm Thiên - (Ảnh: Nhất Nam).

 

Trước tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bom B52, PV được gặp ông Đoàn Yên (65 tuổi, trú tại ngõ 121 Khâm Thiên), một chứng nhân lịch sử. Ông lão 65 tuổi đang ngậm ngùi thắp nén nhang tưởng niệm những người bạn đã ngã xuống trong đêm 26/12 năm ấy.

Quá khứ đã lùi xa nhưng khi nhắc lại sự kiện đau thương, bi tráng này ông Yên xúc động như thể chuyện mới xảy ra bởi nó đã thành nỗi đau ám ảnh người trong cuộc. Ông bùi ngùi kể lại: “Năm ấy tôi vừa tròn 20 tuổi, đang sinh hoạt trong đoàn thanh niên của quận, tham gia vào đội xung kích khối 47, là địa bàn bị ném bom ác liệt nhất. Khi ấy sự sống, cái chết đã không còn ranh giới”.  

Trong mưa bom B52 rải thảm, Hà Nội sơ tán hàng vạn dân ra ngoại thành. Nhà ông Yên khi ấy có 5 người cũng phải sơ tán thành 3 tốp. Riêng người thanh niên 20 tuổi vẫn ở lại và cùng 5 người bạn trong hàng ngũ đoàn của mình làm công tác vận động, giúp đỡ nhân dân.

Xã hội - Đêm B52 Mỹ dội bom Khâm Thiên 1972 qua lời người ở lại (Hình 2).

Ông Đoàn Yên kể lại với PV về những mất mát mà người dân Khâm Thiên gánh chịu sau đêm máy bay B52 Mỹ dội bom - (Ảnh: Nhất Nam).

 

“Đêm 26/12 ấy vừa qua dịp lễ Noel, bom nổ vang trời. Nghe tiếng báo động chúng tôi ai nấy lao cả xuống hầm trú. Căn hầm tuy chỉ rộng hơn 1m2 nhưng có hầm có đến 2 hoặc 3 người trú. Ở dưới hầm mà áp lực bom vẫn làm người lắc lư ngồi không vững. Khi máy bay địch đi qua, chuông báo yên (chuông báo máy bay địch đi qua  - PV) vang lên chúng tôi ra khỏi hầm và đi bới từng đống gạch và mở cửa hầm để mọi người thoát ra ngoài. Trong đêm ấy, 2 người bạn cùng sinh hoạt đoàn với tôi đã mãi mãi không trở lại”, ông Yên kể lại trong sự tĩnh lặng như muốn ngừng trôi của không gian và lấy tay gạt nước mắt sau gọng kính lão.

Trong ký ức người thanh niên 20 tuổi năm đó, hình ảnh cả khu phố bị san bằng chỉ còn những đống đổ nát và tiếng khóc than căm phẫn tội ác của quân xâm lược.

“Cả khu phố biến thành đống đổ nát, những hố bom rộng như những cái ao lớn sâu đến vài mét gà, lợn rơi xuống không lên được… Khung cảnh đau thương, chết chóc trong những ngày đông giá rét nhưng chúng tôi không bi lụy, đổ gục mà phải gạt nước mắt đi tìm kiếm người mắc kẹt, đưa người bị thương vào viện”, ông Yên xót xa.

Thời ấy, Khâm Thiên từng là bình địa sau những trận mưa bom của giặc Mỹ, 45 năm sau, Khâm Thiên liền da đổi thịt phát triển thành một trong những con phố sầm uất trong lòng Thủ đô Hà Nội.

Vào những ngày tháng Mười Hai này, ký ức bi tráng năm xưa lại ùa về trong tâm trí những người con Khâm Thiên, họ còn mãi nhắc một thời máu và hoa, đau thương mà hào hùng.

Theo ghi chép: Hồi 22h45 ngày 26/12/1972, giặc Mỹ đã cho máy bay B52 đến ném bom rải thảm dọc phố và khu chợ Khâm Thiên phá hủy 534 ngôi nhà, làm hư hỏng 1200 ngôi nhà khác, làm chết 278 người, bị thương 290 người dân vô tội.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.