Những người yêu thiên văn học đang háo hức đón Trăng xanh – hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng xảy ra vào đêm nay, sau nhiều năm chờ đợi. Đây là hiện tượng thiên nhiên thú vị 3 năm mới xảy ra một lần và có thể quan sát được trên khắp thế giới nếu bầu trời ít mây.
Đối với các năm bình thường, thông thường Trái đất sẽ có 12 lần trăng tròn tương ứng với 12 tháng trong năm. Nhưng do các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn âm lịch 10 hoặc 11 ngày. Trong khi đó chu kì quay của Mặt trăng lại không giống với Trái đất. Cụ thể, lịch Mặt trăng thì mỗi tháng chỉ có 29.530 ngày nên cứ 3 năm thì sẽ dư ra một ngày nữa trăng tròn xuất hiện trên Trái đất. Trước đó, ngày 2/7 cũng đã xảy ra hiện tượng trăng tròn trong tháng.
Trăng xanh sẽ xuất hiện vào hôm nay trên khắp Thế giới. Ảnh minh họa
Anh Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học TPHCM cho biết: “Mặc dù được gọi là hiện tượng trăng xanh nhưng không phải là Mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh. Khi quan sát hiện tượng này màu của Mặt trăng sẽ không khác gì với màu vốn có của nó, do đó chỉ là hiện tượng trăng tròn bình thường. Có thể quan sát Trăng xanh bằng mắt thường. Nhưng nếu dùng ống nhòm thì hình ảnh về Trăng xanh sẽ rõ và đẹp hơn”.
Tuy nhiên, thực chất chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng có màu khác nhau do có sự thay đổi của bầu khí quyển được tác động bởi thời tiết dưới mặt đất hoặc các tia sáng trong không gian. Nói về cách gọi tên của hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng anh Đặng Tuấn Duy chia sẻ thêm: “Blue moon”(trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng. Đây là cách gọi bên các nước Châu Âu, khi dịch ra thì được gọi tên như thế”.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ tr