Đẹp độc lạ: Hoá thạch chim tí hon 67 triệu tuổi trong lớp đá cổ

Đẹp độc lạ: Hoá thạch chim tí hon 67 triệu tuổi trong lớp đá cổ

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 2, 06/04/2020 10:00

Được đặt cái tên mĩ miều là "chim kì diệu", hoá thạch chim tí hon đã tồn tại theo thời gian 67 triệu năm.

Tại một bãi đá vôi nằm trên đường biên giới hai nước Bỉ và Hà Lan, các nhà khoa học phát hiện một mảnh xương nhỏ ở bên trong một hòn đá.

Sau khi chụp CT hòn đá, các nhà khoa học phát hiện một hộp sọ chim hoàn chỉnh được bao bọc bên trong lớp đá và có niên đại tới 67 triệu năm, cùng thời gian với sự kiện thiên thạch khét tiếng rơi xuống Trái Đất và xóa sạch loài khủng long cùng các sinh vật khổng lồ.

Cộng đồng mạng - Đẹp độc lạ: Hoá thạch chim tí hon 67 triệu tuổi trong lớp đá cổ

Hoá thạch chim tí hon cổ nhất lịch sử khảo cổ khoa học, các nhà đặt cho nó cái tên mỹ miều "Gà kỳ diệu - Wonderchicken".

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra khối xương này có tính chất tương tự với xương của gà và vịt đang sinh sống ngày nay.

Điều này có nghĩa rằng loài chim này không chỉ từng tồn tại cùng thời với khủng long, mà nó còn sống sót sau đợt thảm họa thiên thạch và phát triển mạnh mẽ.

Daniel Field - nhà cổ sinh vật học tại trường Đại học Cambridge thốt lên rằng: "Khoảnh khắc phát hiện những gì nằm bên trong hòn đá là khoảnh khắc phấn khởi nhất trong cả sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Đây là hóa thạch nguyên vẹn nhất bất kể niên đại và địa điểm. Chúng tôi đã nghĩ bản thân đang nằm mơ khi nhìn thấy nó, đồng thời nhận thức rằng nó đến từ một khoảng thời gian nổi bật trong nền lịch sử của Trái Đất".

Khoảng 67 triệu năm về trước, nhiều bộ phận của nước Bỉ là vùng nhiệt đới, nơi có các loài bò sát biển khổng lồ bơi lội dưới đại dương và khủng long bạo chúa săn mồi trên đất liền.

Các nhà khoa học tin rằng Gà kỳ diệu là một loài chim sinh sống tại bờ biển. Họ tìm thấy hóa thạch của nó tại các trầm tích đại dương và ước tính trọng lượng cơ thể của nó chỉ tầm 0,2 kg.

Hiện tại, có đến 11.000 giống chim tồn tại và hiểu được hết về dòng dõi của chúng là rất khó khăn. Một trong các nguyên nhân là vì xương của chim rất mong manh nên ít khi tồn tại hóa thạch nguyên vẹn.

Cộng đồng mạng - Đẹp độc lạ: Hoá thạch chim tí hon 67 triệu tuổi trong lớp đá cổ (Hình 2).

Ảnh minh hoạ.

Sự xuất hiện của "Gà kì diệu" là một trong những phát kiến mới có tầm ảnh hưởng đến hệ sinh học cổ đại mà chúng ta đang tìm lời giải.

Nguồn gốc phân hóa của loài chim bị bao phủ trong một tấm màn bí ẩn. Giống chim hiện đại bắt đầu phát triển sau thời kỳ khủng long, còn trước khi thiên thạch rơi thì có rất ít bằng chứng về sự tồn tại của chúng.

Hơn nữa, việc tìm thấy hóa thạch chim ở châu Âu và bán cầu Bắc khiến phát hiện này càng thêm đặc biệt bởi hóa thạch chim thuộc về Kỷ Phấn Trắng ở châu Âu là cực kỳ hiếm hoi.

Việc khám phá ra loài chim Asteriornis đã đưa ra những bằng chứng đầu tiên chứng minh châu Âu là một khu vực quan trọng trong lịch sử tiến hóa của giống chim hiện đại.

"Gà kỳ diệu chính là Asteriornis maastrichtensis, đặt theo tên của vị thần chiêm tinh Asteria trong thần thoại Hy Lạp. Asteria biến hình thành một con chim cút và chúng tôi tin rằng loài chim này có liên hệ rất gần với tổ tiên của chim cút, gà và vịt ngày nay. Chúng tôi nghĩ đó là một cái tên phù hợp vì nó là một sinh vật sống trước khi sự kiện thiên thạch rơi xảy ra", Daniel Ksepka - đồng tác giả của báo cáo và quản đốc khoa học tại Bảo tàng Bruce, thị trấn Greenwich, Connecticut, Mỹ lên tiếng.

Nhưng câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời rằng: Tại sao loài chim này và các loài chim khác sống sót đượt thảm họa thiên thạch, mặc dù hàng xóm khủng long của chúng thì không?

Hóa thạch của chim Gà kỳ diệu sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Khoa học Trái Đất Sedgwick, trú tại thành phố Cambrige, nước Anh.

Minh Anh (Nguồn CNN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.