Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 03/10/2022 | 15:44
0
Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí quan trọng trong việc đào tạo cử nhân Luật, tuyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực.

Ngày 30/9, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Tp.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.

Mục tiêu tổng quát của đề án là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Tp.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Đặc biệt, trở thành trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Tăng quy mô đào tạo chất lượng cao

Theo đó, từ nay đến năm 2025, tổng quy mô của hai trường đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm; hai trường có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế; tỉ lệ sinh viên/giảng viên không quá 25 sinh viên/1 giảng viên.

Đến năm 2030, quy mô đào tạo của hai trường đạt khoảng 49.000 sinh viên, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tỉ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/1 giảng viên. Quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm; tiếp tục khẳng định thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực pháp luật.

Giáo dục - Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển và Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên ký kết thỏa thuận hợp tác.

Nhà trường cũng phấn đấu có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của hai trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp.

Mục tiêu đến năm 2030, bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12 - 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, chuyên khảo, chú trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạp chí quốc tế…

Đối với công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và phục vụ cộng đồng phấn đấu tăng số lượng vụ việc tư vấn 15%/năm. Trong đó, có 20 - 30% là miễn phí; số vụ, việc tư vấn cho khách hàng ở các lĩnh vực pháp luật đạt ít nhất là 500 vụ,việc/năm.

Số lượt giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đạt 500 lượt/năm; tổ chức mỗi năm ít nhất 30 - 40 chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới các hình thức khác nhau.

100% viên chức có khả năng ứng dụng CNTT

Đến năm 2025, Trường Đại học Luật Hà Nội phấn đấu có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người.

Trong đó, tối thiểu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ,  20 - 30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; ít nhất 70% lãnh đạo cấp phòng, 50% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có chất lượng; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật.

Đến năm 2030, mỗi trường có khoảng 600 giảng viên, trong đó 40 - 45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 25 - 30% giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm ít nhất 20% khối lượng giảng dạy.

Giáo dục - Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật (Hình 2).

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng lãnh đạo Nhà trường lưu giữ kỉ niệm tại lễ khai mạc diễn đàn luật học và phát triển năm 2022.

Trong hoạt động hợp tác quốc tế, hai trường có 80 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 40 thỏa thuận hợp tác trong nước. Tăng số lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc, phấn đấu đạt 15 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 20 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm.

Đến năm 2030, hai trường đạt 150 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 85 - 100 thỏa thuận hợp tác trong nước; phấn đấu đạt 30 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 30 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm.

Cùng với đó tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tại cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh. Nâng cấp, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất tại trụ sở chính ở Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk. Triển khai dự án xây dựng Trường Đại học Luật Tp.HCM.

Bên cạnh trách nhiệm của hai trường, Đề án cũng quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân Tp.HCM trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đề án.

Nhiều trường đại học tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022

Thứ 2, 03/10/2022 | 14:40
Dù sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển nhưng kết thúc thời gian xác nhận nhập học cho thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng đến nay nhiều trường vẫn bổ sung chỉ tiêu.

Hơn 91% thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đợt 1

Thứ 7, 01/10/2022 | 18:24
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là 567.018, đạt tỉ lệ 91,4%.

Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng cùng nhau cam kết “Thưởng thức có trách nhiệm vì ai đó cần bạn”

Thứ 5, 29/09/2022 | 09:55
Nhân kỷ niệm 25 thành lập trường Đại học Tôn Đức Thắng và Tháng An toàn giao thông quốc gia, công ty Anheuser-Busch InBev, Tổ chức quỹ AB InBev cùng nhãn hàng Budweiser bắt đầu chuỗi chương trình Thưởng thức có trách nhiệm “Đã uống bia thì không lái xe” hợp tác với các trường đại học và giới truyền thông cùng chung tay tạo nên sự khác biệt từ thế hệ Gen Z để cùng nhau đạt được những bước tiến xa hơn trong hành trình giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng thức uống có cồn.
Cùng tác giả

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.
Cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.
     
Nổi bật trong ngày

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Bản tin 20/5: "Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
"Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà; Trên 5.800 thí sinh thi bù đánh giá tư duy Bách khoa Hà Nội sau sự cố kĩ thuật...