Sáng nay (17/12), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội nghị Khai thác và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông phục vụ tuyển sinh đại học với sự tham gia của nhiều trường đại học lớn trên cả nước.
Hội thảo diễn ra với mong muốn đưa ra những phương án phù hợp cho kỳ thi ĐGNL 2022 đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học, nâng cao chất lượng đầu vào của các trường, đảm bảo tính công bằng khách quan, đáp ứng xu thế chung.
Mở đầu hội nghị, GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN thông tin: “Năm 2022, ĐHQGHN tăng cường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL làm cơ sở tuyển sinh đầu vào.
Theo đó, các ngành có sức hút với xã hội sẽ được đẩy mạnh theo hình thức tuyển sinh qua kỳ thi ĐGNL để đảm bảo tiêu chuẩn sàn đầu vào. Trên cơ sở này, các trường thuộc ĐHQGHN có thể bổ sung thêm phương thức tuyển chọn cho phù hợp với năng lực đầu vào của từng ngành nghề”.
Lãnh đạo trường cũng bày tỏ thêm: "Việc sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để chúng tôi đảm bảo chuẩn chất lượng chung của toàn ĐHQGHN. Kết hợp đồng bộ này mục đích tuyển chọn các thí sinh tốt nhất".
Ngoài ra, trường sẽ giành tối đa chỉ tiêu cho kỳ thi ĐGNL miễn là ứng viên đáp ứng yêu cầu và bổ sung dần vào phương thức tuyển sinh hiện nay.
Việc đổi mới chính sách tuyển sinh này để ĐHQGHN tiến tới tự chủ cao về tuyển sinh, kiểm soát dần bài toán chuyển đổi về tuyển sinh.
Giám đốc ĐHQGHN cũng mong muốn nhận được sự tham gia của các trường trong toàn quốc về kỳ thi ĐGNL để có tính cộng hưởng xã hội cao hội, tạo hiệu ứng xã hội. Từ đó tuyển sinh được thí sinh phù hợp tốt nhất.
Các trường có thể phối hợp với ĐHQGHN để sử dụng các kết quả thi ĐGNL. Theo nghĩa, sử dụng kết quả kỳ thi DDHQG tổ chức, hoặc phối hợp với các trường để tổ chức.
Mô hình bài thi ĐGNL
Trong phần phát biểu ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN đã cung cấp thông tin cho các trường xung quanh vấn đề bài thi ĐGNL của trường.
Theo đó, bài thi ĐGNL của trường ĐHQGHN sẽ hướng tới 3 nhóm năng lực chính gồm: sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực toán, tiếng Việt, tưu duy ngôn ngữ, lập luận, logic và xử lý số liệu; tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học.
Bài thi trong thời gian 195 phút, với 150 câu hỏi tương ứng 150 điểm.
Ông Thảo cũng đáng giá rằng kỳ thi ĐGNL giúp cho tiết kiệm cho xã hội, đáp ứng tuyển sinh rộng.
Ngoài ra kỳ thi này cũng đáp ứng lộ trình đổi mới tuyển sinh về việc tự chủ tuyển sinh, khải thí độc lập, chất lượng tuyển, chỉ tiêu xét tuyển.
Theo ông Thảo “Kết quả thi đánh giá năng lực đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng cân bằng độ khó/độ dễ theo khoa học đo lường khảo thí hiện đại.
Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo 3 nhóm năng lực của chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng có độ khó, tính phân loại cao hơn”.
Đặc biệt bài thi này sẵn sàng sử dụng phụ vụ tuyển sinh đại học và xét tuyển nhiều đợt.
Ở đây, Ông Thảo cũng có một vài kiến nghị đối với các trường cùng công nhận kết quả kỳ thi ĐGNL: “Các trường đại học nên công bố trên đề án tuyển sinh dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh đánh giá năng lực.
Ngoài ra các đơn vị đào tạo cần hỗ trợ công tác tổ chức thi đánh giá năng lực diện rộng. Về phía ĐHQGHN sẽ sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp với các trường hợp đại học khắc phục xét tuyển các nhóm ngành tuyển sinh, đặc biệt nhóm ngành có điểm chuẩn cao”.
Kết quả thi ĐGNL được nhiều trường đánh giá cao
Trong phần thảo luận, đại diện các trường đại học trên cả nước như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng,… cũng bày tỏ quan điểm đánh giá cao chất lượng của bài thi ĐGNL của ĐHQGHN. Các trường cũng sẽ cùng tham gia để công nhận kết quả thi và dành chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này.
Ngoài ra, việc tổ chức thành nhiều đợt, các trường cũng cho rằng sẽ giúp cho các thí sinh có nhiều cơ hội để thi sinh tham gia.
Năm 2022, kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN được tổ chức theo quy trình chuẩn hóa thi trên máy tính; các đợt thi được thực hiện nhiều đợt từ tháng 2 đến tháng 8 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh.
Với xu hướng đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, các trường đại học bổ sung nguồn tuyển từ kết quả thi ĐGNL để xét tuyển vào các ngành đào tạo có mức độ cạnh tranh cao.