Đi bệnh viện lại mắc thêm bệnh mới

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đang ở mức báo động, khoảng 10 15%. Nhiễm khuẩn tại các bệnh viện do hai nguyên nhân là môi trường và trang thiết bị y tế, vật chất cơ sở kém.

Nằm điều trị lại mắc bệnh mới

PV có mặt tại khu vực mổ và khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện X và giật mình với vệ sinh môi trường ở đây. Mặc dù bệnh viện có quy định rất rõ về việc người nhà bệnh nhân không được vào chăm sóc người bệnh với số đông, giày dép phải để ngoài, đi dép chuyên biệt (đã được khử trùng -PV) của bệnh viện nhưng trên thực tế một số người vẫn phớt lờ các quy định trên. Họ vẫn vô tư đi lại, ra vào khu vực cách ly gây mất cảnh quan môi trường bệnh viện.

Khu vực điều trị bệnh nhân ở bệnh viện M, tình trạng không khá hơn. Khu nhà 7 tầng. Ngay khu vực sau cửa kính tầng 1 được quy định mọi người ra vào phải thay giày dép, đi dép của bệnh viện. Thế nhưng người thực hiện, người không. Đã vậy, không có khu phân loại, nơi để tách biệt giữa 2 loại giày dép của người bệnh, người chăm sóc người bệnh và giày, dép đã khử trùng của bệnh viện dẫn đến khó đảm bảo về mặt khử trùng như mong muốn. Tiếp đến là việc kiểm soát các loại kháng sinh kháng thuốc gây nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho biết: Trong môi trường bệnh viện, rất nhiều bệnh nhân sử dụng các loại kháng sinh khác nhau và sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc khác nhau. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Tính chung ở các tuyến bệnh viện, trung bình cứ 100 người bệnh vào nằm điều trị thì có khoảng trên dưới 10 người mắc phải một bệnh khác trong quá trình nằm viện.

Không ít người vào viện điều trị một bệnh cụ thể, sau khi đã được chữa khỏi thì lại mắc phải bệnh khác do lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện. Hiện tượng đó thường gặp ở các bệnh nhân nặng, thực hiện thủ thuật, phẫu thuật, sức khỏe của họ đã bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến là acinobacta (gây viêm não, nhiễm trùng máu), trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu, ecoli. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện ngày càng đa kháng thuốc.

Mối nguy từ rác thải y tế

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện như quá tải bệnh nhân, nằm ghép, cơ sở hạ tầng thiếu, lạc hậu, vệ sinh môi trường kém thì mối nguy từ rác thải y tế cũng ngày càng đáng lo ngại.

Bác sĩ Phan Thị Lý, Cục Quản lý môi trường, bộ Y tế cho biết, trong số rác thải y tế nói chung thì chất thải nguy hại chiếm tới 11,7%. Những chất thải này nếu không được quản lý tốt sẽ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn, truyền bệnh cho người. Chẳng hạn, bơm kim tiêm đã sử dụng có thể truyền bệnh qua da, đờm, chất khạc nhổ từ người bệnh truyền bệnh qua đường hô hấp, chất thải của người bệnh có nguy cơ truyền bệnh qua đường tiêu hóa. Các bệnh có thể lây truyền từ rác thải y tế thường gặp nhất là tiêu chảy, giun sán, lao phổi, nhiễm khuẩn về sinh dục, viêm màng não, HIV...

Khảo sát tại các bệnh viện ở nước ta cho thấy, tỷ lệ mắc tổn thương, nhiễm khuẩn bệnh viện từ rác thải bệnh viện trong các đối tượng nguy cơ chính chiếm 10-20% mỗi năm. Do vậy, để hạn chế thấp nhất nhiễm khuẩn bệnh viện cần phải nâng cao ý thức, trang bị các kiến thức cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bệnh viện từ chính những người dân.

Quỳnh Chi

“Hãy khám phá ngay thế giới vui nhộn “Dr.Thanh City” trong không gian 3D mê hoặc khi truy cập vào website http://www.tradrthanh.com hoặc facebookhttp://www.facebook.com/trathaomocDr.Thanh! Chương trình sẽ kéo dài tới ngày 30/01/2012. Nhanh tay để có được rất nhiều phần thưởng hấp dẫn như Ipad, Iphone, máy chụp hình kỹ thuật số…từ “Dr Thanh City”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.