Di dời trụ sở các bộ ngành: "Đất vàng" sử dụng vào mục đích gì?

Di dời trụ sở các bộ ngành: "Đất vàng" sử dụng vào mục đích gì?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Chủ nhật, 29/10/2017 07:01

Sau khi các bộ, ngành chuyển về trụ sở mới, nhiều đơn vị vẫn giữ "đất vàng", gây lãng phí lớn đối với ngân sách Nhà nước và mục tiêu giảm tải cho khu vực nội đô vẫn “giậm chân tại chỗ”.

image
Xã hội -  Di dời trụ sở các bộ ngành: 'Đất vàng' sử dụng vào mục đích gì?

Dù đã chuyển sang trụ sở mới khang trang, nhiều bộ, ngành vẫn "ôm" đất vàng (Ảnh minh họa).

 

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án di dời trụ sở bộ, ngành cũng vì muốn giảm áp lực cho khu vực nội đô. Tuy nhiên, sau gần 15 năm, Hà Nội chưa tiếp nhận được bất cứ trụ sở nào từ các cơ quan đã nhận bàn giao trụ sở mới, tức là mục tiêu giảm tải cho hạ tầng giao thông vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Nhận định về thực  trạng nhiều bộ ngành vẫn giữ "đất vàng" sau khi chuyển sang trụ sở mới, TS.Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân nhưng lý do chính vẫn là thiếu chế tài. Theo TS.Liêm, chẳng có bộ, ngành nào muốn trả lại trụ sở cũ ở những vị trí "đất vàng", thậm chí không ít đơn vị có tâm lý hóa giá đất vàng trụ sở để kiếm lợi.

 

Di dời trụ sở cơ quan bộ ngành ra khỏi nội đô: Đất vàng xử lý thế nào?

 “Vì chưa có chế tài nên họ sẽ viện ra đủ thứ lý do cần sử dụng nhằm kéo dài quyền sử dụng. Theo quan điểm của tôi, trước khi nhận trụ sở mới, các bộ, ngành phải ký cam kết có thời hạn việc trả lại trụ sở cũ để bộ Xây dựng chuyển giao cho chính quyền địa phương lập kế hoạch sử dụng”, TS.Liêm thẳng thắn nói.

Di dời trụ sở của các bộ ngành, điều mà dư luận đặc biệt quan tâm là những khu "đất vàng" sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Theo tìm hiểu của PV, TP.Hà Nội dự kiến sẽ đấu giá các khu "đất vàng" để đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, theo TS. Liêm, khu vực trung tâm thành phố hiện nay rất thiếu công viên, nơi đỗ xe, thậm chí thiếu trường học, vì thế, cần ưu tiên “đất vàng” này cho không gian xanh, công trình công cộng.

“Quỹ đất của các bộ, ngành để lại sau khi di dời tuyệt đối không dùng để xây nhà ở, trung tâm thương mại. Các bộ, ngành nên giao lại trụ sở cũ cho Hà Nội để thành phố cân nhắc, tính toán phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thủ đô. Các sở, ngành của Hà Nội cũng cần có thêm trụ sở, nếu thấy trụ sở bộ, ngành nào phù hợp thì chuyển về đó là hay nhất, đỡ phải phá dỡ, xây lại tốn kém và lãng phí”, TS.Liêm nêu quan điểm.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam, đấu thầu không phải là phương án tối ưu. Nếu tổ chức đấu thầu, Hà Nội nên giao cho một cơ quan độc lập tổ chức bán đấu giá các lô đất theo cơ chế thị trường một cách công bằng. Khi đó, UBND TP. Hà Nội chỉ giữ vai trò là người giám sát. Khi có cơ quan độc lập tổ chức bán đấu giá (bộ Tài chính, Tổng cục Công sản-PV) sẽ tránh được tiêu cực, cũng như những vấn đề phức tạp có thể xảy ra khi bán đấu giá. 

8 sở, ngành sẽ di dời vào cuối năm 2017

Dự kiến kế hoạch di dời các sở, ngành sẽ thực hiện vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Đến giữa năm 2018, việc di dời 8 sở, ngành về tập trung tại khu liên cơ đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) sẽ hoàn tất. Các sở, ngành này gồm: Sở Tài chính, Quy hoạch- Kiến trúc, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên- Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
 
   
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.