Trong một lần đi "lạc" quan sát Quần đảo Dampier, vào thời điểm các khu định cư còn có người ở, đất liền nằm xa hơn bờ biển hiện tại tận 160km, nhà khoa học Chelsea Wiseman đã phát hiện ra một thế giới ngầm dưới nước. Để chắc chắn, một cuộc khảo cổ quy mô lớn được tổ chức.
Điều bất ngờ, không chỉ có 1 mà có tận 2 di chỉ dưới đáy biển: Một địa điểm 7.000 năm tuổi và một địa điểm khác có niên đại 8.500 tuổi.
Hai vùng đất này hiện vẫn còn là bí ẩn lớn của nhân loại, tại nơi này, các nhà khảo cổ tìm thấy hàng trăm cổ vật giá trị lớn có từ thời đồ đá, chủ yếu là các công cụ lao động mà tổ tiên của chúng ta đã sử dụng để sinh tồn trong Kỷ Băng hà khắc nghiệt.
Cực Trái Đất dịch chuyển rất lớn, gây ra sự dịch chuyển của các tảng băng trôi trong thời kỳ Kỷ băng hà cuối cùng. Điều này cho thấy có thể đã có một trận lụt lớn xảy ra hàng ngàn năm trước.
Nước từ các sông băng tan chảy bắt đầu đổ về các đại dương thế giới, gây nên lũ lụt trên toàn thế giới.
Theo nhà khảo cổ Chelsea Wiseman đến từ Đại học Flinder (Úc), người đứng đầu nghiên cứu, trong khi địa điểm ở Bruguieres Cape có 268 đồ tạo tác được lập bản đồ, thì địa điểm còn lại chỉ có 1 cái. Tuy nhiên nó vẫn đầy đủ dấu hiệu cho thấy con người từng lập cả một ngôi làng tại đó.
Các nhà nghiên cứu tin rằng còn rất nhiều thứ bị biển khơi vùi sâu. Thổ dân Úc ngày nay vẫn coi các khu vực này là thiêng liêng và gọi đó là "vương quốc biển".
Trước đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các công trình bằng đá được phán đoán giống như các tuyến giao thông (bao gồm cả biển chỉ dẫn), các kiến trúc thủy lợi đã được người tiền sử xây dựng... dưới lòng hồ Constance ở Thụy Sĩ.
Những gì khám phá được chỉ là tảng băng nổi của cả một khu vực tàn tích cổ rộng lớn do con người xây dựng cách đây hơn 5500 năm.
Thậm chí, các khối đá được dùng để tạc đẽo công trình còn có số niên đại cổ còn cổ hơn rất nhiều, lên tới 18.000 năm tuổi.
Trước đó, vào năm 2015, một vài khối đá cổ đại nằm dưới lòng hồ đã được phát hiện và phân tích bởi viện nghiên cứu thuộc thành phố Langenargen, nước Đức.
Tuy nhiên, do hồ Constance có diện tích rất lớn và nằm trong khu vực biên giới của cả 3 quốc gia gồm Thụy Sĩ, Đức, Áo nên rất phức tạp trong việc phát triển dự án nghiên cứu.
Tiến sĩ Urs Leuzinger tuyên bố đây là một khám phá "giật gân", toàn bộ mục đích ứng dụng của "thủy cung" đá này vẫn còn là điều bí ẩn với các nhà nghiên cứu.
Nguyên Anh (Nguồn Scientific Reports)