Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương

Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Thành Bản Phủ nằm trong một vùng rộng lớn bao quanh là sông nước và đồng ruộng thuộc xã Hưng Đạo (Hòa An Cao Bằng). Theo sử sách, đây không phải thành quân sự, mà là nơi thiết triều của Vương phủ thời xưa.

Tại đây, vẫn còn nhiều di tích từ thời cổ xưa cho đến thời Lý, Lê, Mạc... Từng có truyền thuyết được người dân kể lại rằng, ở vùng đất này xưa kia là nơi Thục Chế, bố của An Dương Vương xây dựng thành Bản Phủ ở Cao Bình. Tuy nhiên, những hiện vật để minh chứng cho vùng đất cổ mà người cha của An Dương Vương đã chọn để xây thành thì nay vẫn là điều vô cùng bí ẩn.

Xã hội - Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương

Ông Nguyễn Đức Hạnh, một cao niên gần thành Bản Phủ cho rằng, có nhiều truyền thuyết thành nay gắn với thời An Dương Vương

Truyền thuyết chín vị chúa Mường cùng tranh ngôi vua

Vùng đất Cao Bình xưa (nay là tỉnh Cao Bằng) nằm dọc theo hai bên bờ của dòng Bằng Giang, nơi trung tâm của bồn địa Hòa An, theo truyền thuyết đây vốn là kinh đô của nước Nam Cương thời Thục Phán, còn thế kỷ 16 là kinh thành của vương triều nhà Mạc tồn tại ngót 80 năm.

Rất nhiều người dân xã Hưng Đạo kể cho nhau một truyền thuyết xưa kia về vùng đất mà mình đang sống chính là nơi Thục Chế, cha đẻ của An Dương Vương đã từng sinh sống, đắp đất xây thành lũy để phòng thủ, bảo vệ dân làng trước giặc ngoại xâm.

Ông Nguyễn Đức Hạnh, người thường xuyên cùng các cụ cao niên trong xã tổ chức các đợt khảo cổ tại địa phương kể lại cho chúng tôi nghe về vùng đất lịch sử này. Ông Hạnh kể, năm 1963, một tư liệu mới về An Dương Vương Thục Phán được công bố. Đó là truyền thuyết "Cẩu chủa cheng vùa" (tức chín chúa tranh vua) của đồng bào Tày ở Cao Bằng. Theo truyền thuyết này thì Thục Phán là con của Thục Chế "vua" của "nước" Nam Cương ở vùng Cao Bằng hiện nay, mà trung tâm là Hòa An (Cao Bằng).

Xã hội - Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương (Hình 2).

Một thanh gươm được tìm thấy trong lòng đất

Nam Cương gồm chín xứ Mường. Vào cuối đời Hùng Vương, Thục Chế mất, thọ 95 tuổi, lúc này người con là Thục Phán mới tròn 10 tuổi. Chín chúa Mường kéo quân về bắt Thục Phán chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi "vua". Thục Phán tuy ít tuổi nhưng rất thông minh, đã bày ra những cuộc đua sức, đua tài và giao hẹn ai thắng cuộc sẽ được nhường ngôi. Thục Phán dùng mưu kế làm cho các chúa mất nhiều công sức, mà không ai thắng cuộc như tổ chức các cuộc thi bắn cung trúng lá đa khi lá rụng, dùng một cái lưỡi cày để làm ra 1.000 chiếc kim... Thục Phán còn dùng cả "mỹ nhân kế", cho 10 thiếu nữ xinh đẹp đi theo các người thi... Đến giờ Hợi, tất cả các chúa vẫn chưa ai làm xong. Cuối cùng, các chúa không ai thắng được đã phải qui phục Thục Phán. Sau đó, "nước" Nam Cương trở nên cường thịnh.

Đang trò truyện với chúng tôi, ông Hạnh lục trong tủ mang ra một cuốn sách cổ có ghi lại rất nhiều trang sử của vùng. Ông cho biết, cư dân nước Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt và bao gồm cả một bộ phận người Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ở miền núi rừng và trung du phía Bắc, hai thành phần đó sống xen kẽ với nhau trong nhiều vùng. Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, cũng có những nhóm Lạc Việt sống xen kẽ. Lạc Việt và Tây Âu là hai nhóm phía Nam của Bách Việt, sống gần gũi nhau và cư trú đan xen nhau trên lưu vực sông Hồng và Tây Giang. Vừa là đồng chủng, vừa là láng giềng, từ lâu người Lạc Việt và người Tây Âu đã có nhiều quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa.

Xã hội - Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương (Hình 3).

Các hiện vật bằng sứ, gốm được khai quật

Những di tích nằm sâu trong lòng đất

PV đã có mặt tại thôn Đà Quận để tìm hiểu về những chứng tích lịch sử của vùng đất cổ này. Nhìn vào vị trí của khu kiến trúc cổ đã được khai quật, các nhà nghiên cứu cho biết: "Chủ của khu này chiếm vị trí rất lớn trong xã hội đương thời. Với biểu tượng là con rồng thì ta biết rằng người chủ nhân của khu di tích này cũng có thể là người đứng ở vị trí quan lại lớn trong triều hoặc là người đứng đầu ở khu vực này".

Cũng trong đợt khảo cổ để tìm dấu tích của một thời đại Kim Khí, An Dương Vương đã từng xây thành, lập chốt ở Cao Bằng, đoàn khảo cổ đã tiến hành khảo sát bãi đá sỏi lộ thiên tại làng Bó Mạ, xã Hưng Đạo, qua khảo sát các nhà khảo cổ phát hiện, ở bến sông ăn ngầm sâu vào trong bờ có công cụ bằng đá thô sơ, chính tỏ thời tiền sử, có người đã từng sinh sống ở đây. Đó là những công cụ bằng đá mà người nguyên thủy ghè một đầu để làm chỗ cầm rìu đá. Làm tay cầm để thao tác, tác động vào chặt cây hay con thú. Con người đã sớm sinh sống ở khu vực này mà nơi cư trú chính là những gò đất cao dọc theo bờ sông Bằng Giang.

Xã hội - Đi tìm dấu tích của khu thành cổ thời An Dương Vương (Hình 4).

Chiếc chuông cổ tại chùa Đà Quận

Đây là lần thứ hai Cao Bằng phát hiện được di tích đá cũ mà cũng lần đầu tiên trên thềm sông cổ, sông Bằng Giang là tìm thấy dấu tích con người thời nguyên thủy, đó là cái nhận thức rất mới, và cái nhận thức tiếp theo là cái di tích thành Bản Phủ, qua đào khảo sát càng thấy rõ hơn giá trị lịch sử, văn hóa và vị thế của thành Bản Phủ trong lịch sử của vùng đất Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Và cái nhận thức nữa là trên vùng đất Hưng Đạo, thấm đẫm dấu tích lịch sử của tiền nhân, cụ thể là ở trong đợt này phát hiện được một loạt dấu tích kiến trúc, trong đó có dấu tích kiến trúc ở Đà Quận và khu đồng Thiên Thanh, ở xóm Bản Phủ.

Qua dấu tích kiến trúc, chúng ta biết được về lịch sử văn hóa của người thời cổ có giá trị rất lớn về mặt văn hóa cũng như về mặt lich sử, cũng nói lên vị thế của vùng đất Hòa An trong lịch sử Cao Bằng. Điều nổi trội hơn cả là qua đợt khảo cổ nghiên cứu cho thấy vùng đất Cao Bằng là vùng đất cổ có bề dày về văn hóa lịch sử rất lâu đời, ít ra đã có từ hàng vạn năm về trước. Nhưng liệu nơi đây có phải là nơi An Dương Vương sinh sống, nuôi quân đánh giặc hay không thì đến nay vẫn chưa có dấu tích nào để khẳng định điều này.

Như vậy đến nay chưa có chứng tích, nói vùng này từ xưa do An Dương Vương làm chủ. Những lớp khảo cổ được khám phá từ thời tiền sử cho đến nay có rất nhiều và muốn đào khảo sát cho thấy rằng cần phải đầu tư về thời gian về vật lực và cả kinh phí cho các cuộc khai quật hoặc cho các cuộc nghiên cứu nó sâu rộng hơn để tìm được trầm tích, văn hóa. Lịch sử của khu vực này vẫn còn nhiều ly kỳ hiện đang ẩn chứa dưới lòng đất.

Cao Tuân - Bảo Yên


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.