Đi xe không biển vi phạm giao thông rồi đốt xe bị xử lý ra sao?

Đi xe không biển vi phạm giao thông rồi đốt xe bị xử lý ra sao?

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 6, 30/06/2017 10:56

Đi xe không biển kiểm soát, không đội mũ bảo hiểm, khi bị CSGT dừng xe kiểm tra, Tiến xin bỏ qua không được liền châm lửa đốt xe. Vậy hành vi này bị xử lý sao?

Khoảng 16h30 ngày 30/4, tại khu vực trước cổng đồn Công an phường Trần Phú (TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), một nam thanh niên điều khiển xe Honda Dream không có biển số, không đội mũ bảo hiểm bị đội Cảnh sát giao thông Công an TP.Bắc Giang ra hiệu dừng xe để kiểm tra.

Đối tượng có ý định bỏ chạy nhưng bị lực lượng CSGT giữ lại. Sau một hồi xin xỏ không thành, nam thanh niên đã có những lời lẽ lăng mạ cảnh sát giao thông, sau đó bất ngờ tháo vòi xăng và bật lửa đốt. Chiếc xe bốc cháy giữa đường khiến nhiều người hoảng sợ.

Ngay sau đó, người vi phạm giao thông được làm rõ là Mạc Văn Tiến (SN 1997, hộ khẩu thường trú ở thôn Thượng, xã Dương Đức (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Sau khi đốt xe, lực lượng chức năng đã khống chế, áp giải Tiến về trụ sở. Chiếc xe Dream bị cháy cũng được người dân hỗ trợ dập tắt ngay sau đó.

Góc nhìn luật gia - Đi xe không biển vi phạm giao thông rồi đốt xe bị xử lý ra sao?

 Tiến châm lửa đốt xe vì không được CSGT bỏ qua lỗi vi phạm.

Nhận định vụ việc này, luật gia Nguyễn Xuân Trường chia sẻ: "Thời gian trước đây cũng đã có nhiều vụ việc người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ, khi “xin xỏ” cảnh sát không được thì có những hành vi xúc phạm, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ. Những vụ này đều bị xử lý nghiêm.

Về vụ việc Tiến không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy không biển kiểm soát, sau khi xin CSGT bỏ qua lỗi không được châm lửa đốt xe là hành vi không thể chấp nhận được".

Theo quy định tại khoản 2, Điều 30, luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo quy định tại điểm i và điểm k, khoản 3, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với một trong các hành vi: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) thì bị tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng.

Góc nhìn luật gia - Đi xe không biển vi phạm giao thông rồi đốt xe bị xử lý ra sao? (Hình 2).

 Đốt xe máy nơi công cộng có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự (ảnh minh họa).

Về vấn đề chạy xe máy không có biển kiểm soát, theo điểm c, khoản 3, Điều 17, Nghị định 46/2016/NĐ-CP nếu điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị phạt tiền từ 300 đến 400 nghìn đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (biển số trái phép) và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Ngoài ra, hành vi “đốt xe” của Tiến có thể xem là hành vi xâm hại đến trật tự công cộng. Theo đó, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có thể xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 BLHS.

Tại thời điểm xảy ra sự việc, Tiến  chưa chấp hành hình phạt về lỗi vi phạm giao thông mà còn có hành vi “đốt xe” cóp dấu hiệu của hành vi cản trở người đang thi hành nhiệm vụ, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 257, Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, trong trường hợp Tiến sử dụng phương tiện không phải thuộc sở hữu của mình (do đi mượn, đi thuê,...) thì có dấu hiệu của tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu chiếc xe Tiến sử dụng là xe gian thì sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành khác theo kêt quả điều tra của cơ quan công an.

Xuân Hòa

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.