Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa

Thứ 3, 09/07/2024 12:51

Quá trình đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, anh Duẫn đã tìm hiểu thị trường, nung nấu ý tưởng về quê hương mở xưởng sản xuất bánh đa.

Đi xuất khẩu gom vốn

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, anh lê Văn Duẫn (SN 1985), đã luôn ấp ủ mơ ước kinh doanh từ khi còn là thanh niên. Cuộc sống kinh tế khó khăn, anh quyết tâm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để kiếm vốn.

Quá trình lao động tại Đài Loan, ngoài giờ làm việc, anh Duẫn còn chịu khó tìm tòi, nghiên cứu thị trường. Anh nhận thấy, bánh đa vừng tiêu thụ tại đây rất lớn, thị hiếu khách hàng rất ưa chuộng nên bắt đầu ấp ủ về quê mở xưởng sản xuất.

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 1.

Bột được cho vào khuôn máy tráng tự động (Ảnh: Bùi Ngân).

Năm 2018, anh về quê và bắt đầu khởi nghiệp với số vốn 500 triệu. Anh thành lập Hợp tác xã Nguyên Lâm và mở cơ sở đầu tiên ở thôn Tân Phan, xã Kỳ Giang. Sau một thời gian, khi đã có kinh nghiệm anh tiếp tục mở thêm 2 cơ sở.

Kể từ năm 2020, khi cơ sở của anh gắn liền với chương trình phát triển NTM của địa phương, sản phẩm bánh đa vừng Lâm Nguyên đạt chứng nhận OCOP đã tạo đà phát triển thương hiệu. Anh được tập huấn đào tạo từ bán hàng, hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu từ đó tăng giá trị sản phẩm và tăng sự tin tưởng của khách hàng.

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 2.

... Và tạo hình chạy theo băng chuyền (Ảnh: Bùi Ngân).

Từ cơ sở sản xuất truyền thống, nay HTX của anh đã đầu tư máy móc hiện đại gồm máy tráng, máy sấy, đạt quy chuẩn. Sản phẩm bánh đa vừng Lâm Nguyên được khách hàng trong nước và cả nước ngoài biết đến, doanh thu HTX đạt 7 – 8 tỷ đồng/năm; Giá trị xuất khẩu đạt 1,2-1,5 tỉ đồng, thị trường chủ yếu Nhật Bản, Nga…

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 3.

Bánh từ lò được cho ra mên (vỉ), sau đó sẽ đưa ra phơi ngay (Ảnh: Bùi Ngân).

"Các đối tác xuất khẩu biết đến sản phẩm bánh đa vừng Lâm Nguyên qua các trang wed và các sàn thương mại điện tử. Hiện nay, HTX chủ yếu xuất bán sỉ. Điều khiến tôi hạnh phúc nhất là tôi đã làm giàu được trên chính quê hương, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương", anh Duẫn phấn khởi nói.

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 4.

Để đạt thành quả như hôm nay, anh Duẫn đã trải qua không ít lần thất bại (Ảnh: Bùi Ngân).

Được biết, hiện, HTX Lâm Nguyên có 3 cơ sở sản xuất gồm 02 địa điểm ở xã Kỳ Giang, 01 địa điểm ở xã Việt Tiến. Trung bình mỗi này, 3 cơ sở sản xuất được khoảng 1 tấn bánh đa vừng thành phẩm, tạo công ăn việc làm cho gần 20 lao động, với thu nhập bình quân 7 – 8 triệu đồng/người.

"Chúng tôi đang liên kết vùng nguyên liệu lúa, gạo hữu cơ trên địa bàn huyện để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa", anh Duẫn nói.

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 5.

Quy trình sản xuất hiện đại thay thế phương pháp sản xuất thủ công truyền thống (Ảnh Bùi Ngân).

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 6.

... cho ra sản phẩm bánh đa vừng ngon, tiện dụng (Ảnh Bùi Ngân).

Theo ông Phan Công Toàn, Phó chánh Văn phòng điều phối NTM huyện Kỳ Anh, từ năm 2024, song hành với việc thực hiện kế hoạch lựa chọn, xây dựng một điểm giới thiệu, chuyên bán sản phẩm OCOP trên địa bàn; đưa doanh số bán hàng sản phẩm tham gia chương trình OCOP bình quân hàng năm tăng tối thiểu 15%, phấn đấu có thêm sản phẩm OCOP đủ điều kiện xuất khẩu, huyện còn đồng hành cùng các chủ cơ sở triển khai thực hiện các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 7.

Bánh được sản xuất theo quy trình khép kín (Ảnh: Bùi Ngân).

Đi xuất khẩu lao động kiếm vốn về mở xưởng sản xuất bánh đa- Ảnh 8.

Được nướng trong máy sau đó ép đóng gói (Ảnh: Bùi Ngân).

"100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP ở cấp cấp huyện, cấp xã và 100% chủ thể OCOP được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các chuyên đề thuộc Chương trình OCOP…, huyện Kỳ Anh sẽ lựa chọn, tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để một số cơ sở nâng hạng sao, từ 3 lên 4 sao, từ 4 lên 5 sao, nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững", Phó chánh Văn phòng điều phối NTM huyện Kỳ Anh nói.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.